Các Nhà Nghiên Cứu Thái Lan Tin Rằng Hội Chứng EMS Sẽ Giảm Trong Năm Nay

Trung Tâm Công Nghệ Sinh Học và Kĩ Thuật Di Truyền Quốc Gia Thái Lan (Biotec) tin rằng hội chứng tôm chết sớm (EMS), nguyên nhân của sự sụt giảm nguồn cung cấp tôm gần đây của Thái Lan, sẽ giảm trong năm nay, theo báo cáo của Bangkok Post.
Phó giáo sư Suvit Tia, Phó giám đốc điều hành Biotec, cho biết Đơn vị Kinh doanh về Công nghệ sinh học tôm (SBBU) của trung tâm đã làm việc chặt chẽ với mạng lưới nghiên cứu các trường đại học thuộc nhà nước và khu vực tư nhân để giải quyết tình trạng dịch EMS.
"Chúng tôi gần như đã hoàn tất các công việc nhằm giảm thiểu sự bùng phát EMS đối với tôm" ông Suvit nói.
SBBU cũng đã phối hợp với các nhà nghiên cứu ở Việt Nam và Indonesia để đánh bại các ổ dịch.
Hiệp hội Tôm Thái Lan dự kiến sản lượng tôm năm nay sẽ giảm 10% xuống còn 540.000 tấn so với năm ngoái 600.000 tấn, giảm 6% so với năm 2011, tất cả đều do EMS.
Vào ngày 2/5, Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu cho biết nguyên nhân của EMS đã được xác định, và các xét nghiệm chẩn đoán đã được tiến hành để nhanh chóng phát hiện các tác nhân gây bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Phòng NN - PTNT Lục Ngạn (Bắc Giang) đang hỗ trợ 38 hộ nông dân ở thôn Thượng, xã Hồng Giang thực hiện mô hình trồng 4 ha giống cà chua Hồng Châu của Cty Sygenta Việt Nam. Đây là giống cà chua lai F1, có đặc điểm: kháng bệnh vàng xoăn lá tốt; sinh trưởng và phát triển khoẻ, chiều cao của cây đạt từ 1,2 – 1,4 m; tỷ lệ cây ra hoa và đậu quả sai (từ 80 – 120 quả/cây)

Hiện nay nhiều vùng nuôi tôm ở tỉnh Quảng Ngãi đã xảy ra tôm chết hàng loạt, khiến nông dân loay hoay chưa có biện pháp khắc phục. Đặc biệt 5 xã phía đông của huyện Tư Nghĩa đã xuống giống khoảng 150 ha diện tích ao, hồ, nhưng đã có hơn 100 ha tôm chết, khiến bà con rơi vào cảnh điêu đứng.

Tấm giấy chứng nhận GlobalGAP đã và đang nâng dần giá trị trái ngon ở ĐBSCL. Tuy vậy, bên cạnh cái được thì vẫn còn tồn tại cái chưa được GlobalGAP.