Các Huyện Vùng Triều Thả Nuôi 3.900 Ha Tôm Sú Vụ Xuân – Hè Ở Thanh Hóa
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, từ trung tuần tháng 4-2013 đến nay, nông dân ở các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Nông Cống... đã thả 250 triệu con giống tôm sú xuống gần 3.900 ha ao nuôi.
Theo đánh giá của lãnh đạo Phòng Nuôi trồng thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nét nổi bật trong vụ nuôi tôm xuân – hè năm nay là nông dân đã chủ động cải tạo ao đầm đúng quy trình kỹ thuật. Để đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao, các đơn vị chức năng trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với chính quyền các huyện vùng triều hướng dẫn chủ đồng quản lý môi trường nuôi, lịch thời vụ, chọn mua tôm giống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có đủ giấy chứng nhận đã được Chi cục Thú y tỉnh kiểm tra, kiểm dịch, đưa vào thả nuôi đúng hướng dẫn kỹ thuật. Riêng tôm he chân trắng, phấn đấu đạt năng suất bình quân 10 tấn/ha. Đối tượng tôm sú, khuyến khích áp dụng các mô hình nuôi luân canh, xen canh với cua, cá... để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Related news
Nhờ ứng dụng cơ giới vào khâu làm đất và biết sử dụng phân bón hợp lý, hàng trăm hộ dân người Hrê trồng mía ở huyện miền núi Ba Tơ đã nâng năng suất cây mía lên gấp 2 lần, hạn chế được tình trạng đất bị xói lở, bạc màu.
Gắn chóa đèn pin lên trán, một tay cầm cây móc, một tay thò vào hộc lôi con rắn hổ to đùng còn đang phùng mang phù phù ra, anh La Minh Vũ cười xòa: “Con này cho thu nhập khoảng 7 triệu đồng đấy”. Thấy tôi tròn xoe mắt kinh ngạc, anh chiết tính: con này cỡ hai ký rưỡi, mỗi ký giá một triệu đồng; mỗi năm nó đẻ hai lứa, mỗi lứa trung bình 15 trứng, giá mỗi trứng 300.000 đồng.
Năm nay, toàn xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định nuôi cá chua trên diện tích 25 ha mặt nước, sản lượng khoảng 120 tấn. Hiện đã đến vụ thu hoạch, nhưng giá bán cá chua thấp hơn 50% so với năm trước, người nuôi cá thua lỗ nặng.