Các Địa Phương Sớm Chứng Nhận Sản Phẩm Cá Ngừ Vằn Đạt Tiêu Chuẩn Xuất Khẩu
Nhằm đảm bảo chất lượng cá ngừ vằn xuất khẩu, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) vừa chỉ đạo các chi cục Thủy sản địa phương sớm chứng nhận các doanh nghiệp của Việt Nam không sử dụng sản phẩm cá ngừ vằn được khai thác bằng phương pháp lưới cản (lưới rê) để xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Tổng cục Thủy sản cũng yêu cầu Cục Khai thác Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản phải sớm tập hợp số liệu chính xác về sản lượng khai thác cá ngừ vằn bằng phương pháp lưới cản; đồng thời, chỉ đạo đến các chi cục địa phương khuyến cáo hạn chế khai thác cá ngừ vằn bằng phương pháp lưới cản...
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, Tổ chức Earth Island Institute (EII) vừa cảnh báo các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có thể sẽ không được tiếp tục cấp dấu “An toàn cá heo - Dolphin safe” do lo ngại nghề khai thác cá ngừ vằn bằng lưới cản tại Việt Nam ảnh hưởng tới sự sinh tồn của cá heo và hệ sinh thái biển.
Theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường EU, Mỹ và Ôx-trây-li-a... phải được tổ chức EII cấp dấu “An toàn cá heo - Dolphin safe”. Hiện nay, trên thế giới có 300 doanh nghiệp có tên trong danh sách được cấp dấu nói trên, riêng Việt Nam có 15 doanh nghiệp.
Mới đây, dựa theo báo cáo của Ủy ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC) về tình hình khai thác cá ngừ của Việt Nam tại 3 tỉnh (Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa), EII đã đưa ra cảnh báo đối với các doanh nghiệp cá ngừ của Việt Nam về việc không được sử dụng nguyên liệu cá ngừ vằn khai thác bằng phương pháp lưới cản. EII cho rằng việc khai thác cá ngừ vằn bằng phương pháp này đã vi phạm chính sách của EII về bảo vệ cá heo và môi trường biển. EII đã yêu cầu 15 doanh nghiệp cá ngừ của Việt Nam giải trình ngay lập tức về vấn đề trên.
Tuy nhiên, VASEP khẳng định, các doanh nghiệp của Việt Nam không sử dụng nguyên liệu khai thác cá ngừ bằng phương pháp lưới cản do sản phẩm không đủ chất lượng để làm hàng xuất khẩu. Nếu bị đưa ra khỏi danh sách nói trên, các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn tại các thị trường xuất khẩu lớn.
Related news
Chiều 14-4, ông Hồ Văn Vàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết, hiệp hội đang cùng các nhà chuyên môn thuộc Bộ NN-PTNT sang Na Uy để nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về mô hình nuôi, chế biến và xuất khẩu cá hồi. Na Uy là đất nước nổi tiếng về nghề nuôi và xuất khẩu cá hồi, xuất khẩu cá hồi đạt khoảng 5 - 6 tỷ USD/năm.
Theo Cơ quan quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam bộ, hiện các thủy sản chủ lực đang được nuôi ở các tỉnh phía Nam là cá tra, tôm... hầu như không bị phát hiện kháng sinh cấm.
Sau thời gian rớt giá và tiêu thụ khó khăn do ảnh hưởng của tin đồn thất thiệt, mấy ngày gần đây, giá cá điêu hồng thương phẩm nuôi lồng bè ở Tiền Giang bất ngờ tăng trở lại và khan hiếm hàng, khiến người nuôi rất phấn khởi bởi không còn chịu cảnh thua lỗ dẫn đến treo bè như trước.