Cá Thát Lát Còm Trong Mô Hình Khuyến Nông Phát Triển Tốt

Để đáp ứng nhu cầu chuyển giao kỹ thuật, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh phong trào nuôi thuỷ sản nước ngọt cho người nuôi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2013 Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã tiến hành khảo sát chọn điểm xây dựng mô hình trình diễn tại xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với quy mô 700m2.
Ngày 29/4/2013, Trung tâm đã tiến hành thả cá giống cho mô hình, mật độ thả 10 con/m2, kích cỡ cá giống 8 – 10cm, thức ăn của cá tận dụng từ nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương là cá tạp tươi sống. Thời gian nuôi đến nay khoảng 2,5 tháng, hiện cá phát triển rất tốt ước tính tỉ lệ sống > 90%, kích cỡ cá hiện tại khoảng 30 con/kg.
Theo thực tế hiện nay cá còm có khả năng thích nghi và phát triển tốt trong ao nuôi tại vùng này, bên cạnh đó với lợi thế nguồn thức ăn tươi sống dồi dào tại địa phương thì khả năng áp dụng mô hình và thành công là rất lớn. Với tốc độ tăng trưởng như trên thì theo dự toán thời gian khoảng 7 tháng, khi kết thúc mô hình kích cỡ cá thương phẩm đạt từ 700 – 800 g/con.
Chị Lê Thị Bé – chủ mô hình vui vẻ cho biết, hiện tại giá cá bán khoảng 60.000 đồng/kg; tuy cá chưa đến thời điểm thu hoạch nhưng chủ vựa cá tại TP.Vũng Tàu đã đặt mua; theo dự toán giá thành 1 kg cá vào khoảng 35.000 đồng. Như vậy, với mô hình nuôi cá thát lát còm tại Đất Đỏ sau khi thành công sẽ mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi thủy sản nước ngọt tại địa phương, từ đó có thêm đối tượng để người dân lựa chọn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Tác động của thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm gần 190 ha cây trồng vụ Đông Xuân 2012-2013 trên địa bàn huyện Chư Pah (Gia Lai) bị hạn; trong đó 30 ha bị mất trắng, số còn lại đang dần phục hồi. Theo Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah - ông Phạm Minh Châu, diện tích cây trồng bị hạn vụ sản xuất năm nay giảm nhiều so với năm 2010 trở về trước.

Khi áp lực về việc làm tăng cao, cùng với các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm phát sinh khó kiểm soát, các hộ dân của xã Thái Bảo, huyện Gia Bình đã đưa con dế vào nuôi thử nghiệm, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra cơ hội mới trong phát triển kinh tế của nông dân.

Ông Trần Lâm Sinh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai cho biết, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Đồng Nai đã phát hiện ra gần 800 héc ta bắp không hạt, tập trung chủ yếu ở các huyện: Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Long Thành và TX. Long Khánh với mức độ thiệt hại từ 30 - 60%.