Cà Mau sản xuất thành công tôm giống hạn chế nhiễm bệnh MBV
Sản xuất tôm giống theo quy trình hạn chế bệnh MBV được triển khai thí điểm tại ba trại sản xuất giống thủy sản trên địa bàn 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển. Ngoài việc giảm được tỷ lệ nhiễm bệnh MBV còn dưới 30%, thì năng suất trung bình còn tăng từ 20 đến 40% so với phương pháp sản xuất giống theo kinh nghiệm truyền thống.
Chất lượng tôm giống thu được khi áp dụng quy trình hạn chế dịch bệnh là tôm khỏe mạnh, đồng đều về kích cỡ và kiểm dịch đạt chất lượng trước khi xuất bán.
Theo đánh giá của ngành chuyên môn, trong quy trình sản xuất giống hạn chế dịch bệnh đã kiểm soát chất lượng nước, chất lượng tôm bố mẹ, không sử dụng hóa chất, kháng sinh nên cho ra đời lượng tôm giống đạt chất lượng, hạn chế rủi ro cho người nuôi tôm.
Đây cũng là một trong những biện pháp thực hiện hiệu quả đề án nâng cao chất lượng tôm giống Cà Mau, nâng khả năng cạnh tranh của các cơ sở sản xuất tôm giống trong tỉnh về khả năng cung ứng con giống đạt chất lượng, sạch bệnh trên thị trường./.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, nông dân đang tập trung thả giống nuôi vụ tôm mới, chủ yếu tập trung ở huyện Hòa Bình, Đông Hải, Giá Rai và TP. Bạc Liêu.
Để khắc phục tình trạng cá rô phi đơn tính ở các ao nuôi nước ngọt hay bị bệnh dịch, năng suất kém, gia đình bà Nguyễn Thị Sáng ở thôn 1, xã Hải Tiến, TP Móng Cái (Quảng Ninh) đã nghiên cứu và áp dụng thành công kỹ thuật nuôi cá rô phi trong ao nước lợ với nhiều ưu điểm vượt trội như: Giảm dịch bệnh trên cá, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng chất lượng thịt cá…
Với mô hình nuôi sinh thái xen ghép các loại cá, tôm, cua, ông Võ Diên (thôn Tân An, thị trấn Thuận An, TP. Huế) đã có được nguồn thu nhập hấp dẫn.