Prices / Mô hình kinh tế

Cá Lóc Tam Nông Trúng Mùa, Trúng Giá

Cá Lóc Tam Nông Trúng Mùa, Trúng Giá
Author: 
Publish date: Monday. August 19th, 2013

Nông dân huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) hiện đang thu hoạch vụ nuôi cá lóc thương phẩm trong niềm phấn khởi bởi cá lóc trúng mùa, trúng giá…

Nhiều thương lái ở trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp đến tận nơi thu mua với giá dao động từ 38.000 đồng/kg đến trên 40.000 đồng/kg (tăng hơn cùng kỳ năm trước từ 2.000 - 5.000 đồng/kg) để chở đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng Nam Bộ.

Theo đa số người nuôi cá lóc ở xã Phú Thọ, cứ đầu tư trên - dưới 4kg thức ăn sẽ cho ra 1kg cá lóc thương phẩm. Trong khi dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp thì sản phẩm thủy sản đang được người tiêu dùng quan tâm nên việc tiêu thụ dễ dàng, giá bán tăng cao. Với giá bán như hiện nay, trung bình 1 tấn cá lóc thương phẩm, người nuôi sẽ có lãi trên - dưới 15 triệu đồng, cao hơn 5 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012.

Với 2 ao rộng 500 m2 phía sau nhà, anh Lê Văn Sơn ở xã Phú Thành A đã thả nuôi hơn 15.000 con cá lóc giống đầu nhím, sau hơn 4 tháng chăm sóc, anh tát ao và thu hoạch được tổng sản lượng 5,1 tấn cá lóc đầu nhím thương phẩm, bán với giá 40.000 đồng/kg, anh Sơn có thu nhập trên 200 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc anh Sơn còn thực lãi hơn 80 triệu đồng.

Hiện toàn huyện Tam Nông có gần 100 ha mặt nước ao, hầm, lồng, bè, mùng lưới… tập trung nhiều tại các xã Phú Thọ, Phú Thành A, An Hòa, Phú Hiệp và Phú Cường.


Related news

Cung Ứng 60 - 70% Cá Tra Giống Cho Đồng Bằng Sông Cửu Long Cung Ứng 60 - 70% Cá Tra Giống Cho Đồng Bằng Sông Cửu Long

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 146 cơ sở sản xuất kinh doanh và 1.264 cơ sở ương giống thuỷ sản; đặc biệt, trong đó có 1.174 cơ sở nhân giống cá tra, sản xuất được hơn 28 tỷ cá bột và trên 2 tỷ cá tra giống. Các cơ sở không những cung ứng đủ giống cá tra trong tỉnh mà còn cung ứng 60 - 70% cá tra giống cho các tỉnh khu vực ĐBSCL.

Monday. August 19th, 2013
Làm Gì Để “Vực” Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Quảng Trị? Làm Gì Để “Vực” Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Quảng Trị?

Bao đời nay đời sống của người dân tại các vùng ven biển Quảng Trị nói chung và xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong nói riêng chủ yếu dựa vào nghề biển. Từ năm 2008, khi phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng rộ lên với nhiều gia đình trúng tiền tỷ từ con tôm thì giấc mơ đổi đời từ tôm đã có sức hút mạnh mẽ đối với người dân. Nhiều gia đình đã bỏ nghề đi biển để đầu tư tiền bạc, công sức vào nuôi tôm. Tuy nhiên, phần lớn người nuôi tôm cũng chỉ trúng vài vụ đầu, đến nay do dịch bệnh tràn lan đã khiến hàng trăm hộ gia đình nơi đây lâm vào cảnh nợ nần.

Monday. August 19th, 2013
Trang Trại Chăn Nuôi Heo Rừng Có Hiệu Quả Ở Bình Định Trang Trại Chăn Nuôi Heo Rừng Có Hiệu Quả Ở Bình Định

Vốn đầu tư không nhiều; thị trường rất tiềm năng; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản; rủi ro ít, thức ăn tiêu tốn chỉ bằng 1/3 heo nhà… Đó là những lợi thế vượt trội của việc nuôi heo rừng hiện nay. Ông Nguyễn Văn Bồng, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn (Bình Định) cho biết như vậy.

Monday. August 19th, 2013