Cá Lóc Đầu Nhím Nhiễm Bệnh Chết Hàng Loạt

Các hộ nuôi cá lóc ở huyện Trà Cú (Trà Vinh) đang đối mặt cá nuôi bị nhiễm bệnh, chết hàng loạt. Điều đáng lo ngại là tuy triển khai thực hiện nhiều biện pháp phòng trị nhưng không đạt hiệu quả, có nguy cơ lan rộng.
Theo thống kê bước đầu, toàn huyện hiện có gần 40 hộ thả nuôi khoảng 2,5 triệu con giống trên diện tích 3,5ha bị thiệt hại. Trong đó, xã Định An có 20 hộ bị thiệt hại khoảng 1,3 triệu con giống; xã Đại An có 10 hộ bị thiệt hại khoảng 700 triệu con giống.
Cá nuôi bị chết đa phần nhiễm bệnh đỏ thân, chết ở giai đoạn 30 - 180 ngày tuổi, gây thiệt hại cho người nuôi ước khoảng 2,5 tỷ đồng.
Nuôi cá lóc ở huyện Trà Cú chỉ mới phát triển khoảng bốn năm gần đây. Lúc đầu chỉ có vài hộ tận dụng nguồn cá tạp trong khai thác biển để nuôi, thấy đạt hiệu quả nên nhiều hộ làm theo nay đã trở thành phong trào.
Toàn huyện Trà Cú hiện có khoảng 660 hộ thả nuôi 26 triệu con giống theo hình thức thâm canh (công nghiệp) trên diện tích khoảng 80ha mặt nước.
Giống cá lóc đầu nhím được nhiều người chọn nuôi, đây là giống cá mới rất dễ nuôi, lớn nhanh. Kể từ thả nuôi đến thu hoạch khoảng năm tháng có thể đạt trọng lượng từ 0,5 đến 1 kg/con. Mỗi năm có thể thả nuôi hai đợt, đợt 1 bắt đầu thả nuôi trong tháng Một và tháng Hai; đợt 2 thả nuôi vào tháng Tám đến tháng Chín.
Tuy vậy, các ngành chức năng tỉnh Trà Vinh khuyến cáo người dân không nên mở rộng diện tích nuôi cá lóc. Bởi vì, loại thủy sản này hiện chỉ tiêu thụ nội địa, nếu mở rộng diện tích ồ ạt cung sẽ vượt cầu, giá cả xuống thấp, dẫn đến thua lỗ khó tránh khỏi.
Bên cạnh đó, hệ thống thủy lợi ở vùng nuôi cá lóc hiện còn nhiều bất cập, môi trường nước đang có dấu hiệu bị ô nhiễm nặng, khả năng bị nhiễm bệnh là rất lớn.
Mặt khác, con giống nhân tạo tại địa phương hiện chưa sản xuất được, người nuôi phải đến các tỉnh khác mua con giống nên không quản lý được chất lượng. Một điểm nữa là trình độ người nuôi còn hạn chế, nuôi theo kiểu tự phát, nhỏ lẻ…
Có thể bạn quan tâm

Trong thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đề cập nhiều về phát triển cây mắc ca (Macdamia) tại Việt Nam, nhất là các vùng có điều kiện thích hợp với cây mắc ca như Tây Bắc và Tây Nguyên. Để chứng minh những luận cứ khoa học đã nghiên cứu, chúng tôi đã tiếp xúc với ông Thu Cúc - chủ vườn mắc ca tại huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk - người tiên phong trồng cây Mắc ca tại khu vực Tây Nguyên.

Giá tôm nguyên liệu ở Bạc Liêu đang tăng cao kỷ lục trong 4 năm gần đây. Tôm sú sống loại 30 con/kg có giá trên 300.000 đồng/kg, loại 20 con/kg là 340.000 đồng/kg, tôm muối đá loại 30 con/kg là 190.000 đồng/kg... Mức giá này tăng so với cùng kỳ năm ngoái khoảng 50.000 đồng/kg tùy theo loại.

Vừa qua, tại xã Phú Nhuận (TP. Bến Tre) xuất hiện mô hình nuôi heo bằng đệm sinh học, một hỗn hợp gồm trấu, mùn cưa, men vi sinh… Hiệu quả mà mô hình này đem lại là tiết kiệm điện nước, công lao động chăm sóc, giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh.