Prices / Tin thủy sản

Bổ sung khoáng chất cho động vật thủy sản

Bổ sung khoáng chất cho động vật thủy sản
Author: Nhật Minh
Publish date: Tuesday. October 29th, 2019

Khoáng chất là thành phần quan trọng trong tế bào của các loài động vật thủy sản. Việc bổ sung khoáng chất, giúp cho tôm, cá khỏe mạnh và tăng cường khả năng miễn dịch.

Vai trò

Chất khoáng là thành phần thiết yếu cho các enzyme, vitamin, hormone, sắc tố, của cơ thể. Trong quá trình chuyển hóa, chất khoáng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống, duy trì chức năng sinh lý, ổn định nồng độ thẩm thấu, đảm bảo cân bằng nước. Các nguyên tố đa lượng như Ca, P, Mg tham gia cấu tạo khung cơ thể. Trong quá trình chuyển hóa vật chất và quá trình sinh lý trong cơ thể vật nuôi, chất khoáng tham gia quá trình hô hấp để chuyển hóa ôxy và thải khí cacbonic; bảo đảm điều kiện thích hợp cho sự hoạt động của các enzyme trong dạ dày và ruột trong quá trình tiêu hóa; duy trì sự ổn định của áp suất thẩm thấu; ổn định độ pH trong và ngoài tế bào...

Một số chất khoáng vi lượng (đồng, kẽm, mangan, iôt...) là chất xúc tác trong hoạt động trao đổi chất, giúp làm tăng hoạt tính các enzyme, hormon, vitamin. Muối khoáng còn có khả năng giúp cơ thể vật nuôi giải độc tố phát sinh trong quá trình hấp thu và chuyển hóa vật chất. Hơn nữa, khoáng vi lượng còn có khả năng giảm stress, tăng cường miễn dịch, tăng khả năng kháng bệnh của tôm, cá.

Bổ sung khoáng

Các loài thủy sản có khả năng hấp thu khoáng chất từ môi trường nước hoặc thông qua thức ăn có bổ sung. Trong thành phần thức ăn công nghiệp đã có chất khoáng, tuy nhiên có thể chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Yêu cầu về một loại khoáng chất cụ thể trong chế độ ăn của tôm, cá sẽ phụ thuộc vào phần lớn vào nồng độ của khoáng chất trong môi trường nước. Cá, tôm nước mặn có khả năng hấp thu quá trình trao đổi nước muối có thể phần nào đáp ứng các yêu cầu về khoáng chất. Ngoài ra, chúng cũng có thể hấp thu trực tiếp khoáng chất qua mang, da, vây. Vì vậy, khi nuôi cá biển có thể không phải bổ sung một số hóa chất như Ca, Na, Cl. Ngược lại, cá, tôm nuôi nước ngọt không thể lấy khoáng chất từ môi trường nước, đòi hỏi cần bổ sung khoáng chất nhiều hơn trong khẩu phần ăn.

Theo đó, trong quá trình nuôi, cần cung cấp thêm một phần chất khoáng, bằng cách sử dụng các sản phẩm bổ sung chất khoáng có bán trên thị trường. Mức độ bổ sung 0,5 - 2% khẩu phần ăn, tùy thành phần, liều lượng của các sản phẩm và các giai đoạn phát triển của tôm cá, người nuôi có thể phối trộn với thức ăn theo tỷ lệ mà nhà cung cấp chỉ dẫn.

Một số sản phẩm bổ sung khoáng chất

Trong quá trình nuôi, người tiêu dùng có thể lựa chọn các sản phẩm bổ sung khoáng chất vào thức ăn hoặc tạt trực tiếp xuống ao nuôi với thành phần chính là một số loại muối khoáng sau: Calcium sufate (CaSO4.2H2O), Potassium Chlorine (KCl), Postassium Magnesium Sulfate (K2SO4.2MgSO4), Potassium Sulfate (K2SO4), Magnesium Sulfate Heptahydrate (MgSO4.7H2S), Sodium Chloride (NaCl)…

Hiện, trên thị trường có bán các loại khoáng chất của các công ty uy tín như: Công ty CP Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh, Công ty TNHH San Do, Công ty Thuốc thú y Trung ương I…

ENVOMINTM của Công ty CP Công nghệ Tiêu chuẩn Sinh học Vĩnh Thịnh là sản phẩm muối khoáng có cấu trúc tinh thể, có khả năng tăng cường hấp thu 15% so các loại khoáng thông thường. ENVOMINTM  cần cho ao nuôi lâu năm, tôm, cá chậm phát triển hoặc khi điều kiện thời tiết thay đổi. Sản phẩm này có thể sử dụng trong suốt vụ nuôi, với liều lượng 1 - 2 kg/1.000 m3 nước.

Sản phẩm Premix 100 của Công ty TNHH San Do thì bổ sung vào thức ăn hàng ngày cho cá với công thức: trộn 100 g cho 50 - 100 kg thức ăn, cho ăn 2 - 3 lần/ngày, cho ăn liên tục đến khi thu hoạch.

Sản phẩm Vitacalcium, bổ sung chất khoáng và vitamin dùng cho cá của Công ty Thuốc thú y Trung ương I có thể dùng liên tục trong suốt thời gian nuôi và liều lượng được chia ra từng giai đoạn: cá giống trộn 100 g với 100 kg thức ăn; cá thịt dưới 2 tháng tuổi trộn 100 g với 150 kg thức ăn; cá thịt trên 2 tháng tuổi trộn 100 g trong 150 - 200 kg thức ăn và sẽ ngưng sử dụng thuốc 7 ngày trước khi thu hoạch.

Khoáng chất chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể động vật thủy sản nhưng lại đóng những vai trò rất quan trọng, giúp cho các quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra bình thường.


Related news

Nuôi tôm siêu thâm canh bể tròn nổi 'có một không hai' ở xứ Nghệ Nuôi tôm siêu thâm canh bể tròn nổi 'có một không hai' ở xứ Nghệ

Anh Nguyễn Mạnh Hùng ở xã Diễn Trung (Diễn Châu, Nghệ An) bỏ tiền ra đầu tư nuôi tôm trong bể tròn nổi. Đây là mô hình đầu tiên ở miền Bắc và miền Trung

Tuesday. October 29th, 2019
Bệnh u nang bã đậu trong ruột cá chép Bệnh u nang bã đậu trong ruột cá chép

Bệnh u nang bã đậu ở ruột cá chép do bào tử sợi gây ra, làm cho cá chậm lớn, tiêu tốn thức ăn, giảm giá thương phẩm và gây chết.

Tuesday. October 29th, 2019
Trồng cây thủy sinh trong hồ kiếng Trồng cây thủy sinh trong hồ kiếng

Cây thủy sinh yếu thường do bộ rễ bị tổn thương, có thể rửa bằng nước vôi trong mỗi ngày suốt một tuần, sau mỗi lần rửa, lại cho vào nước dinh dưỡng

Tuesday. October 29th, 2019