Prices / Mô hình kinh tế

Bỏ “Chuột” Để Nuôi Ếch

Bỏ “Chuột” Để Nuôi Ếch
Author: 
Publish date: Friday. November 30th, 2012

Bước vào trại nuôi ếch của Nguyễn Thế Khoa (38 tuổi) ở ấp Tân Quới, xã Tân Hòa, TP.Vĩnh Long (Vĩnh Long) đã nghe dàn “đồng ca” miền quê vang um.

Sau khi tốt nghiệp cử nhân tin học tại TP.HCM, năm 2000, Khoa xin vào làm ở một công ty tại thành phố này với mức lương cao. Công việc lý tưởng, tương lai rộng mở, thế nhưng Khoa vẫn luôn tha thiết nhớ quê nhà, và anh đã xin nghỉ việc, quay về Vĩnh Long mở dịch vụ internet.

Những lúc lang thang trên mạng, Khoa chú ý đến thông tin có những người nuôi ếch làm giàu. Thế là đầu năm 2003, Khoa góp tiền nhờ người quen mua giúp 5.000 con ếch giống Thái, với giá 4.000 đồng/con. Anh đóng cửa tiệm internet, vác xẻng đào mảnh đất vườn, xây ao, bể nuôi ếch. Khoa tâm sự: “Thật sự mình gặp sóng gió, không ít người chê học đại học tốn kém rốt cuộc cũng làm nông dân nuôi ếch. Nhưng mình đã thành công”.

Hồi nào tới giờ chỉ quen “nhắp chuột”, lướt web, nay bắt tay vào nuôi ếch, đối với Khoa thật không dễ dàng. Nuôi vài tháng, bầy ếch cứ chết dần, Khoa tất tả tìm người học hỏi nhưng chỉ nhận được nhiều lời khuyên trái ngược. Nhìn bầy ếch hao hụt quá nửa, Khoa quyết định tới Trường ĐH Cần Thơ gặp các kỹ sư thủy sản để được hướng dẫn. Nhờ chỉ dẫn, Khoa nắm được cặn kẽ tập tính ếch Thái nên dần dà khắc phục được hiện tượng ếch chết, bầy ếch tăng dần “quân số”.

Đã hiểu được ếch ngoại, Khoa nghiên cứu cho lai với ếch đồng. Khoa nói: “Nuôi ếch Thái nếu cho chúng tự phối giống với nhau, tỷ lệ trứng nở không nhiều, sức sống không cao. Còn lai tạo với ếch đồng thì tạo ra thế hệ ếch mới với khả năng thích hợp môi trường cao hơn. Tỷ lệ trứng nở cao, nòng nọc con cũng sống nhiều hơn...”. Có người cắc cớ hỏi Khoa, sao không đi làm lãnh lương cao ngất mà cực nhọc với lũ ếch nhái làm chi, Khoa cười và lý giải nuôi ếch lời lắm. Nuôi ếch giống khoảng 3 tháng là xuất chuồng bán, trong khi đầu tư trang trại nuôi ếch và tiền mua giống không quá cao.

Khoa thành công với việc cho lai tạo ếch Thái và ếch đồng, đàn ếch lai tỷ lệ hao hụt khoảng 10%. Lần mò chăn nuôi, Khoa nắm được bí quyết cho ếch đẻ nhiều và ít hao hụt. Thông thường, ếch nuôi 8 tháng tuổi là bắt giống và đẻ. Nhưng đẻ sớm như vậy con cái sẽ mau xuống sức và con đực cũng yếu hẳn đi. Thế là Khoa “bắt” ếch đổi chu kỳ sinh sản so với tự nhiên. Ếch cái và ếch đực Khoa nuôi đến 12 - 14 tháng mới cho phối giống. Nhờ đó mà ếch bố mẹ đều khỏe mạnh. Khoa nói: “Như thế ếch cái sẽ đẻ nhiều lần hơn và trứng cũng nhiều hơn.

Tỷ lệ trứng nở hao hụt rất thấp, lúc trứng nở sẽ cho bầy nòng nọc kích cỡ đều nhau, khắc phục được tình trạng nòng nọc lớn ăn nòng nọc bé”. Khoa cho biết ếch giống tùy theo thời điểm mà giá thay đổi, như thời điểm chính vụ (từ tháng 2 - tháng 9) ếch giống 800 - 1.200 đồng/con, thời điểm trái vụ (từ tháng 9 - tháng 2) giá ếch giống từ 1.400 - 1.900 đồng/con. Ngay giá ếch thịt cũng tùy vào thời điểm trái vụ hay chính vụ, chính vụ giá từ 90.000 - 140.000 đồng/kg, còn trái vụ từ 200.000 - 250.000 đồng/kg.

Ở miền Tây, có nhiều người nuôi ếch nhưng quy mô và tầm cỡ không lớn như Khoa. Nhiệt huyết, tận tình, biết giữ chữ tín nên khách hàng của Khoa giờ đông lắm; các tỉnh xa cũng tìm tới Khoa mua ếch giống. Bây giờ chẳng ai còn chê Khoa “ếch”, ngược lại còn khen anh là thanh niên có chí.

Nhiều nhà nông phục Khoa nên gọi anh là cử nhân nuôi ếch hay ông chủ ếch miền Tây. Khoa nói tấm bằng cử nhân tin học tuy xếp cất nhưng ứng dụng thì còn mãi. Khoa đã tận dụng trình độ để lên mạng, giới thiệu trại ếch, cách nuôi và đầu ra của ếch...


Related news

Những Giải Pháp Cần Khắc Phục Trong Chăn Nuôi Gia Súc Có Sừng Khi Hạn Hán Những Giải Pháp Cần Khắc Phục Trong Chăn Nuôi Gia Súc Có Sừng Khi Hạn Hán

Đặc thù khí hậu của tỉnh ta có lượng mưa thấp trong năm (mưa tập trung vào các tháng 8, 9,10) và nắng nóng kéo dài trong ngày (có thể từ 10 giờ sáng đến 3- 4 giờ chiều), nên lượng cỏ xanh trong tự nhiên khan hiếm. Với tập quán chăn thả tự nhiên, bãi chăn chỉ dựa vào nước trời là chính thì nguy cơ thiếu thức ăn cho đàn gia súc có sừng (bò, dê, cừu) là rất cao.

Friday. November 30th, 2012
Australia Xem Xét Nhập Khẩu Vải Thiều Việt Nam Australia Xem Xét Nhập Khẩu Vải Thiều Việt Nam

Bộ Nông Lâm Ngư Nghiệp Australia (DAFF) đang xem xét việc chấp nhận nhập khẩu quả vài tươi từ Việt Nam và Đài Loan vào nước này.

Friday. November 30th, 2012
Nuôi Dúi Trên Đảo Phú Quý (Bình Thuận) Nuôi Dúi Trên Đảo Phú Quý (Bình Thuận)

Đầu năm 2012, trong một lần mua con dông từ Phú Quý chở vào Phan Thiết bán cho các quán ăn kiếm lời, trong khi chờ tàu về lại Phú Quý, anh Trương Văn Tảo (sinh năm 1983, tại thôn Phú An, xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý) tranh thủ ghé huyện Hàm Thuận Nam thăm người thân, tình cờ phát hiện nhà bên nuôi con dúi sinh sản. Anh Tảo sang chơi tìm hiểu và quyết định mua dúi con về đảo nuôi. Sau khi thả nuôi 6 con, dúi con sinh trưởng và phát triển rất tốt, không mắc bệnh, chỉ trong 6 tháng mỗi con đạt trọng lượng 1,5 kg và bắt đầu sinh sản.

Friday. November 30th, 2012