Prices / Tin thủy sản

BIOSIPEC - Mô hình nuôi tôm thâm canh bền vững

BIOSIPEC - Mô hình nuôi tôm thâm canh bền vững
Author: Kim Tiền
Publish date: Saturday. November 28th, 2020

Biosipec là dự án ương nuôi tôm thâm canh bền vững được phát triển tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản Ocialis của Tập đoàn ADM ở Việt Nam với mục tiêu giúp giảm thiểu việc thay nước (tăng hiệu quả sử dụng nước), giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và hiệu quả nuôi.

Mô hình Biosipec Standard

Tăng năng suất, hiệu quả cao

Nuôi thâm canh đã trở nên phổ biến đối với tôm thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei) ở nhiều nước trên thế giới và nhiều mô hình nuôi tôm cũng đã và đang được phát triển, từ mô hình đơn giản đến công nghệ cao. Nếu tăng mật độ mà không có biện pháp xử lý nước phù hợp có thể nhanh chóng làm giảm chất lượng nước ương nuôi, dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao, từ đó làm giảm năng suất. Để duy trì chất lượng nước, người nuôi thay nước thường xuyên, điều này dẫn đến tiêu tốn lượng nước rất lớn. Tuy nhiên, việc thay nước nhiều không chỉ tăng chi chí sản xuất mà còn tăng nguy cơ bùng phát mầm bệnh, gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường xung quanh.

Với hàng trăm thử nghiệm, Biosipec có đủ dữ liệu để phục vụ khách hàng ở vùng nuôi khác nhau và liên tục được cải tiến cho phù hợp với thực tế của nghề nuôi tôm. Ngoài mục tiêu giảm thiểu việc thay nước, mô hình ương tôm Biosipec còn mang lại nhiều lợi ích khác như:

– Có thể được áp dụng hiệu quả ở cả các vùng nuôi khó khăn về nguồn nước (số lượng lẫn chất lượng);

– Nâng cao tính an toàn sinh học, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, đặc biệt không sử dụng kháng sinh;

– Nâng cao năng suất cũng như tính ổn định của việc ương nuôi;

– Giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả nuôi;

– Giảm thiểu việc xả thải các chất độc hại ra môi trường, bảo vệ vùng nuôi và môi trường xung quanh.

Những yêu cầu kỹ thuật của Biosipec

Nuôi dưỡng tôm trong giai đoạn đầu đời là cực kỳ cần thiết quyết định sự thành công cho cả vụ nuôi. Tôm trong giai đoạn này cơ thể chưa hoàn thiện về hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa nên rất nhạy cảm với mầm bệnh, điển hình là bệnh chết sớm (EMS). Chính vì vậy, ngày càng có nhiều người thực hiện việc ương (vèo) tôm thay cho việc thả tôm trực tiếp vào ao nuôi thương phẩm.

Mô hình Biosipec Advance

Mô hình ương tôm Biosipec lần đầu tiên được phát triển tại Việt Nam cách đây 5 năm với điểm khác biệt là mô hình ương tôm thâm canh và ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là chú trọng giảm thiểu rủi ro trong tháng nuôi đầu tiên. Cho đến nay, mô hình này đã phát triển chuyên sâu và đa dạng hơn để phù hợp với các điều kiện ương nuôi cũng như mức độ tài chính và trình độ kỹ thuật khác nhau của người nuôi.

Một số chỉ tiêu kỹ thuật của BIOSIPEC

Hiện, có hai mô hình ương tôm đã được phát triển và ứng dụng thành công đó là: Biosipec Standard (Tiêu chuẩn) và Biosipec Advance (Nâng cao). Cả hai mô hình này đều tập trung vào việc giải quyết chất thải với lượng nước sử dụng tối thiểu bằng việc ứng dụng ao tuần hoàn (mô hình Tiêu chuẩn) hay bể lọc sinh học (mô hình Nâng cao). Ngoài ra, thức ăn ương chuyên biệt, kỹ thuật quản lý chất lượng nước tốt và thực hiện nghiêm an toàn sinh học là những yêu cầu quan trọng trong việc ứng dụng hai mô hình này.

Đối với giai đoạn ương tôm ở tháng đầu, ADM cung cấp chương trình cho ăn hoàn chỉnh gồm MeM (BernAqua – thương hiệu thức ăn chuyên dùng cho giai đoạn ấu trùng và ương giống) và Vana Nano (Ocialis – thương hiệu thức ăn thủy sản hoàn chỉnh). Tất cả các sản phẩm này đều đạt chứng nhận quốc tế về chất lượng (BAP, GlobalGAP) đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc. Trong đó:

– MeM: Sử dụng 2 tuần đầu, có hàm lượng đạm (60%) và béo (15%) cao; sử dụng công nghệ ép đùn lạnh và nhờ vào kỹ thuật ve viên giúp bảo toàn dưỡng chất và cỡ viên đồng nhất.

– Vana Nano: Sử dụng 2 tuần tiếp theo, có hàm lượng đạm (45%) và béo (8 – 13%) cao; bổ sung phụ gia chuyên biệt gồm Xtract Nature (Pancosma) và B-Safe (Wisium) có tác dụng kích thích hệ miễn dịch, tăng cường chống stress và giảm vi khuẩn gây hại (Vibrio) đường ruột.

Nhân rộng mô hình

Để phổ biến nhân rộng mô hình Biosipec hiệu quả đến người nuôi và khách hàng, năm 2020 này, ADM đã tổ chức các chương trình tập huấn cho nhân viên kỹ thuật của Công ty cũng như hội thảo đầu bờ.

Trong đợt tập huấn cho gần 50 nhân viên thương mại và kỹ thuật tôm trên cả nước vào ngày 12 và 13/3, các nhân viên được dẫn đi tham quan trực tiếp hai mô hình đang vận hành tại Trung tâm R&D Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh. Team kỹ thuật tôm Việt Nam cũng chia sẻ kết quả 2 đợt thực tập ương tôm theo mô hình Biosipec Standard tại Trung tâm R&D Nhà Bè và kết quả triển khai mô hình này cho khách hàng tại khu vực mình hoạt động. Phần thảo luận diễn ra sôi nổi, các câu hỏi từ nhân viên cả nước được giải đáp từ các chuyên gia và phần chia sẻ thực tế vận hành từ ông Châu Thanh Phong (Trưởng phòng Nghiên cứu Tôm của ADM). Kết quả thực tiễn thu được là tiền đề để mọi người cùng học hỏi và rút ra kinh nghiệm trong quá trình triển khai và nhân rộng mô hình Biosipec. Hy vọng trong năm nay, mô hình Biosipec sẽ được đón nhận nồng nhiệt và có phản hồi tích cực từ người nuôi trên khắp cả nước, góp phần vào việc nuôi tôm bền vững, đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Tiếp đó, cũng tại Trung tâm R&D Nhà Bè ngày 12/6, ADM Việt Nam đã tổ chức hội thảo gồm các công ty chế biến và trại nuôi tôm lớn để chính thức giới thiệu mô hình nuôi tôm siêu thâm canh bền vững Biosipec và các sản phẩm thức ăn tôm chuyên biệt ứng với từng giai đoạn nuôi. Đại diện phía khách hàng là các trang trại nuôi tôm lớn tại Việt Nam. Trong cuộc họp, ông Trần Huỳnh Cường (Quản lý Kỹ thuật châu Á) đã chia sẻ đến khách hàng mô hình nuôi tôm thâm canh bền vững Biosipec với điểm nhấn là kỹ thuật ương mật độ 1 – 5 PL/lít (mô hình Biosipec Standard) và mật độ 8 – 12 PL/lít (mô hình Biosipec Advance). Dịp này, các đại biểu cũng được tham quan cơ sở nghiên cứu chuyên sâu về tôm và mô hình Biosipec vận hành thực tế. Các khách hàng đã rất ấn tượng với giải pháp nuôi bền vững của ADM, cũng như kết quả đạt được trong điều kiện nuôi tôm không sử dụng kháng sinh. Ngay tại cuộc họp, khách hàng đã mong muốn sử dụng bộ thức ăn ương (MeM và Vana Nano).

Với những sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu, ADM tự tin sẽ mang đến giải pháp thực tế giúp khách hàng nuôi tôm thành công hơn.

Với cơ sở vật chất hiện đại và hệ thống nghiên cứu chuẩn quốc tế của Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản hàng đầu châu Á, ADM tự tin giới thiệu các sản phẩm chất lượng cao cho ương tôm gồm MeM, Vana Nano, Bactosafe P (vi sinh nước) trong ương. Bước đột phá này sẽ giảm công trộn tại trại, tăng cường hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột giúp tôm tiêu hóa thức ăn tốt hơn và tăng trưởng nhanh hơn.


Related news

Tại sao cá mú lai có thể tiếp cận với người chăn nuôi cá của Việt Nam Tại sao cá mú lai có thể tiếp cận với người chăn nuôi cá của Việt Nam

Những người chăn nuôi cá trên khắp đất nước Việt Nam đã bắt đầu sản xuất cá mú lai, họ cho biết rằng tốc độ tăng trưởng cao và giá thị trường thuận lợi

Saturday. November 28th, 2020
Năm mẹo giúp cho những người chăn nuôi cá sống sót qua đại dịch Covid-19 Năm mẹo giúp cho những người chăn nuôi cá sống sót qua đại dịch Covid-19

Những mẹo này là ý tưởng của ba chuyên gia thủy sản: Erik Vis - tổng giám đốc bộ phận cá vây của Tổng công ty Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia (NAQUA) ở Ả Rập Xê Út

Saturday. November 28th, 2020
5 bài học để nuôi thủy sản thành công 5 bài học để nuôi thủy sản thành công

Việc kiểm soát và cải thiện môi trường là trong suốt quá trình nuôi rất cần thiết. Hiện nay, áp dụng khoa học công nghệ cao đang được đánh giá là giải pháp

Saturday. November 28th, 2020