Bình Thuận Cho Khai Thác Trở Lại Một Số Hải Đặc Sản

Bình Thuận là nơi tập trung các loại hải đặc sản nhuyễn thể 2 mảnh vỏ có giá trị cao như sò điệp, sò lông, bàn mai, dòm nâu… Nguồn lợi tự nhiên này từ lâu được coi là nguồn thu nhập chính của lao động vùng biển Bình Thuận.
Tuy nhiên, do việc khai thác hải sản non diễn ra tại một số nơi đã làm tận diệt nguồn lợi hải đặc sản. Do đó, thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã tạm cấm tất cả các hoạt động lặn khai thác hải đặc sản trên vùng biển.
Sau thời gian tạm ngưng, đến nay, tỉnh Bình Thuận đã cho phép nghề lặn hoạt động khai thác các loài hải sản trên toàn vùng biển Bình Thuận. Tuy nhiên, để tham gia các hoạt động khai thác hải sản, chủ tàu cá phải được Chi cục Thủy sản cấp giấy phép hành nghề lặn và chấp hành đầy đủ các điều kiện quy định.
Tỉnh Bình Thuận cũng nghiêm cấm lặn bắt các loài hải đặc sản có kích thước nhỏ hơn kích thước tối thiểu được phép khai thác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sò điệp chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác là 60mm; dòm nâu 120mm; bàn mai 150mm; nghêu lụa 55mm...
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận giao Chi cục Thủy sản phổ biến quy định để ngư dân, các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác các loài hải đặc sản biết thực hiện.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển kiểm tra chặt chẽ việc khai thác, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.
Related news

Qua kết quả nghiên cứu và thực tế cho thấy trồng xen băng cây phân xanh theo đường đồng mức như muồng hoa vàng, cốt khí…giữa cây công nghiệp (cà phê, cao su, điều) và cây ngắn ngày (ngô, lúa nương, sắn…) là biện pháp đơn giản và rất có hiệu quả trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, cải tạo độ phì của đất và góp phần tăng năng suất cây trồng.

Phương pháp nuôi này phụ thuộc con giống tự nhiên, chi phí xây dựng cơ bản thấp, chi phí sản xuất hạn chế, nhưng hiệu quả tương đối cao. Có rất nhiều loại đá khác nhau để làm vật bám tùy thuộc vào từng địa phương như đá vôi làm vật bám rất tốt, đá cuội, đá san hô… Kích cỡ đá trung bình 2-4 kg/hòn và dao động từ 1-10 kg/hòn. Đá được chuyên chở bằng thuyền hoặc ghe rải đều trên bãi có hàu giống xuất hiện. Năng suất đạt 0,5-1,5 kg hàu nguyên con/hòn đá.

Tại Hội nghị quốc tế Mối đe dọa về lạm dụng thuốc trừ sâu trong hệ sinh thái lúa - Tìm kiếm giải pháp khắc phục do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức tại Hà Nội vào sáng nay (16/12), các chuyên gia của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) cho biết việc sử dụng thuốc trừ sâu sai mục đích hoặc phun thuốc bừa bãi đã vô tình tiêu diệt nhiều loài thiên địch bắt mồi, làm gia tăng dịch bệnh.