Prices / Tin nông nghiệp

Bệnh Lở cổ rễ, thối gốc, héo rũ, héo khô, héo cây con

Bệnh Lở cổ rễ, thối gốc, héo rũ, héo khô, héo cây con
Author: IASVN
Publish date: Friday. July 26th, 2019

Tên khoa học: Rhizoctonia solani

Triệu chứng bệnh lở cổ rễ (thối gốc, héo rũ, héo khô, héo cây con)

Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, thường gây thiệt hại nặng cho cây con, thường xảy ra trong khu đất cũ đã phát bệnh và ẩm độ cao. Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển là 25-30oC.

Cây con: cổ thân bị úng và teo tóp lại, cây bị ngã ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó mới héo lại. Bệnh thường tấn công mạnh vào 5-10 ngày sau khi gieo.

Cây lớn: bệnh xâm nhiễm ở thân, nhất là ở phần gốc thân, làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, viền vùng thối không đều đặn và có màu nâu đỏ, phần bệnh hơi lõm vào, sau đó thân bị nứt ra, lá héo khô rồi rụng dần. Cây bị nhiễm bệnh lá rũ có thể bị gảy, cây chậm phát triển và thường bị chết.

Bệnh được nhận diện dễ dàng nhờ vào dấu hiệu của bệnh, đó là các sợi nấm, hạch nấm của nấm gây bệnh, chúng phát triển ngay trên vết bệnh ở gốc thân, phát triển lan lên thân và vùng đất quanh gốc cây. Rễ bị thối và thường có màu nâu đỏ.

Tuy nhiên, ở ngoài đồng bệnh thường dễ nhầm lẫn với thiệt hại do ruồi đục thân đậu nành (Melanagromyza sojae), có thể phân biệt nhờ vào các dấu hiệu bệnh nêu trên. Bệnh cũng thường xuất hiện cùng lúc với thiệt hại do ruồi đục thân do điều kiện thời tiết nóng và ẩm đều phù hợp cho hai lọai dịch hại này.

Tác nhân gây bệnh héo cây con, héo khô

Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn, giai đọan sinh sản hữu tính là Thanatephorus cucumeris thuộc lớp nấm Đãm. Sợi nấm màu trắng, hạch nấm màu trắng lúc mới thành lập, sau đó có màu nâu vàng hoặc nâu đen, hạch nấm hình cầu có bề mặt trơn láng, kích thước 1-2mm. Đây là hai dạng lưu tồn và lây lan chủ yếu của mầm bệnh.

Một số bệnh hoặc tên gọi khác của bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra

Bệnh héo xanh và héo vàng trên khoai tây, bệnh chết cây con trên ớt, bệnh khô vằn trên hồ tiêu - lúa - ngô, bệnh rụng lóng - chết dây hồ tiêu, bệnh héo cây con, héo khô trên đậu nành, bệnh lở cổ rễ...

Phòng trị bệnh lở cổ rễ, héo cây con Rhizoctonia bataticola trên cây trồng

- Biện pháp kỹ thuật, canh tác

+ Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây trồng vụ trước

+ Nhổ bỏ những cây bị bệnh. Đốt để tiêu diệt nguồn nấm bệnh.

+ Cày bừa kỹ, san mặt ruộng cho bằng phẳng để đất thoáng và không đọng nước.

+ Chỉ dùng hạt giống không bị bệnh

+ Luân canh cây trồng với cây khác họ để tiêu diệt nguồn bệnh, có hiệu quả khi luân canh với cây lúa nước.

+ Đối với cây họ bầu bí, dưa không dùng rơm rạ lúa bị bệnh đốm vằn tủ liếp trồng. Đốt rơm rạ trước khi trồng dưa.

+ Không dùng nước tưới từ mương lục bình

+ Chọn đất trồng phải cao ráo, dễ thoát nước; vườn ươm thoát nước tốt không có bóng râm. Đất vườn ươm phải xử lý trước khi gieo như đốt rơm rạ hoặc phủ nilon phơi nắng vài tuần, hoặc xử lý vôi.

+ Sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục, không bón nhiều đạm.

- Biện pháp hóa học

+ Khi bệnh xuất hiện và phát triển có thể sử dụng các loại thuốc BVTV để phòng trị: Validacin, Bonanza,...

+ Phòng ngừa bằng các loại thuốc đặc hiệu như Amistar 250SC với các hoạt chất Hexaconazole, Difenoconazole…

- Phun  thuốc:  hoạt  chất  Azoxystrobin,  Validamycin  hay  hỗn  hợp  các  hoạt  chất (Mandipropamid + Chlorothalonil)… phun 7-10 ngày/lần.

- Đối với cây bông: Sau khi bông mọc, có thể phun thuốc từ 1 đến 2 lần bằng một trong các loại thuốc sau:

+ Monceren 250 SC, liều lượng 0,3–0,4 lít/ha

+ Monceren 70WP liều lượng 0,2 kg/ha.

+ Validamicin 50 EC liều lượng 1,0 lítt/ha


Related news

Bệnh héo rũ lở cổ rễ hại cây hoa cúc Bệnh héo rũ lở cổ rễ hại cây hoa cúc

Bệnh héo rũ lở cổ rễ (có người gọi là bệnh thối gốc) làm hại cây hoa cúc. Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra.

Friday. July 26th, 2019
Chú ý sâu hại hoa cúc Chú ý sâu hại hoa cúc

Chúng sống tập trung trên bề mặt lá, đặc biệt là các lá non, trên đài hoa, nụ hoa để chích hút nhựa cây tạo thành những vết nhỏ màu vàng nâu hoặc thâm đen

Friday. July 26th, 2019
Bệnh héo xanh cây hoa cúc Bệnh héo xanh cây hoa cúc

Bệnh này do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra, bệnh khá phổ biến trên cây hoa cúc ở những vùng nhiệt đới nóng ẩm như nước ta, nhất là trong mùa mưa.

Friday. July 26th, 2019