Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 8
Phần 8 - Sử dụng các chất để bảo vệ cây trồng và cách hỗn hợp (hết)
Ở đâu các dụng cụ phun không có thì có thể vẩy chất lỏng vào cây bằng chổi quét sơn, chổi làm bằng các cây ở địa phương.
16. Sữa
Nguyên liệu: Sữa, dầu hỏa, đất và nước.
Đối tượng: Các bệnh nấm và vi rút nói chung gây bệnh tàn rụi, nấm mốc sương, vi rút gây bệnh khảm trên cà chua, thuốc lá, mía và cây lúa miến được nêu đặc biệt: ve nhện, trứng sâu bướm trên cây cải và hươu, hoẵng đực.
Phương pháp
1. Cứ 10 ngày phun một lần với hỗn hợp gồm 1 lít sữa và 10 – 15 lít nước để kiểm soát bét, sâu làm tàn rụi cây, nấm mốc sương, vi rút gây bệnh khảm và các bệnh nấm và vi rút trên nhiều loại cây. Phun hỗn hợp này cũng trừ được ve nhện và trứng sâu bướm ở trên các cây họ cải khi phun 3 tuần một lần.
2. Phun sữa không kem để kiẻm soát nhiều bệnh do vi rút gây nên.
3. Phun với hỗn hợp gồm một thìa tro củi khuấy đều với 1 lít nước để qua đêm, lọc bỏ cặn, cho thêm vào một cốc sữa để chua và 3 lít nước nữa. Phương pháp này hiệu quả đối với việc kiểm soát nấm mốc sương.
4. Phết hỗn hợp gồm đất, sữa để chua và dầu hỏa ở đoạn thân giữa của cây sẽ tránh hươu, hoẵng đực gặm vỏ cây. Phương pháp này hiệu quả trong 2 – 3 tuần. Bảo vệ hỗn hợp không bị mưa to làm trôi đi.
Tần suất: Tần suất như nêu ở trên là phù hợp.
Cảnh báo: Chưa có cảnh báo nào được biết đến
17. Lớp phủ
Nguyên liệu: Những cây chết: những gốc và lá cây còn lại trên ruộng, cỏ khô, cỏ v.v
Đối tượng: Sâu ngài đêm, châu chấu, bọ cánh cứng trong đất, sâu bướm trên đồng cỏ, nhậy, giun tròn, sên và ốc sên, mối, thrip và rất nhiều loại sâu bệnh khác.
Phương pháp
1. Phủ một lớp dày khoảng một ngón tay lên trên đất. Lớp phủ bao gồm càng nhiều loại cây càng tốt (khô). Để tránh mối cần có cả thân cây chuối và hỗn hợp các cây hương liệu và cỏ như cây cứt lợn, cúc vạn thọ Mêhicô, lá bạch đàn và v.v. Lớp phủ với các cây hương liệu tốt để bảo vệ cây không bị sâu ngài đêm, bọ cánh cứng trong đất, thrip, sên và ốc sên tấn công. Phủ đất trống với một lớp phủ sẽ tránh được châu chấu, sâu bướm đêm và một số loại bọ cánh cứng nhất định đẻ trứng trong đất. Mùn sẽ làm giảm số lượng giun tròn gây hại.
2. Lớp phủ với lá cây thuốc lá hoặc bột thuốc lá sẽ kiểm soát được sâu ngài đêm, sâu bướm trên đồng cỏ, thrip, sên và ốc sên và nhiều loại côn trùng khác. Nhưng không làm hại những côn trùng có ích như giun đất.
Tần suất: Bổ xung thêm lớp phủ khi thấy lớp phủ đã bị mỏng đi. Có thể cần phải bổ xung 4 - 6 lần một năm.
Cảnh báo: Trước khi áp dụng lớp phủ, có thể đánh luống lên những khu đất thấp bị ngập nước. Không sử dụng những nguyên liệu cây xanh làm lớp phủ trên mặt luống nếu không chất chua sẽ làm đất bị axít hóa và làm cho một số loại hạt khó mọc mầm.
18. Dầu
Nguyên liệu: Dầu (dầu mỏ) có thể hòa với nước loại nhẹ hoặc dầu ăn.
Đối tượng: Rệp vừng, sâu bướm, bọ chét, ruồi nhặng, trứng côn trùng và ấu trùng, bét, muỗi, ve nhện đỏ, vảy sáp, thrip và bọ trắng, vi rút (dầu hỏa) và các bệnh nấm (dầu hạt cải).
Phương pháp: Phun với hỗn hợp gồm 1 lít dầu ăn loại bình thường và 100g xà phòng bánh (hay 100ml xà phòng lỏng) và 15 lít nước. Khuấy đều để trở thành hợp chất như nhũ tương – xem Cảnh báo: ở phía dưới. Dầu có thể hòa với nước loại nhẹ có thể được sử dụng thay thế cứ 30ml dầu thì cho 1 lít nước.
1. Phun với dầu thực vật hoặc dầu nhẹ nguyên chất – xem cảnh báo ở phía dưới.
2. Phun với dung dịch xà phòng như mỡ làm từ dầu thực vật để trên mặt nước sủi bọt.
3. Quét 2ml dầu mỏ hoặc dầu ăn lên phần cuối của râu ngô sau khi đã héo nhưng trước khi bắt đầu khô để bảo vệ bắp ngô không bị côn trùng tấn công.
4. Dầu cam quít cũng có tác dụng đuổi bọ chét, ruồi nhặng, muỗi và ve.
Tần suất: Sử dụng càng thường xuyên càng tốt. Phương pháp này rất hiệu quả.
Cảnh báo: Chú ý tránh những động vật ăn thịt có ích. Không phun dầu thực vật (nguyên chất và pha loãng) lên lá trừ khi bạn thử phản ứng của lá. Một số lá cây bóng như xoài và xidan không bị ảnh hưởng trong khi đó nhiều loại khác bị dầu làm hại. Tránh phun vào những ngày nóng nực bởi vì thậm chí cả loại lá cây bóng cũng bị cháy. Phun cây ăn quả rụng sớm chỉ vào mùa đông khi cây ngủ. Dầu mỏ nhẹ không gây ảnh hưởng đến lá cây khi dầu có gốc parafin.
19. Muối pha
Nguyên liệu: Muối, dấm, nước và xà phòng.
Đối tượng: Rệp vừng, sâu bắp cải, sâu bướm, sên, ốc sên và bọ phấn trắng.
Phương pháp
1. Phun trừ rệp vừng và bọ bay trắng với hỗn hợp gồm 1 thìa cà phê muối (5ml) với 1 muôi (20 ml) dấm và trộn với 1 lít nước. Hòa tan nửa thìa cà phê (2,5ml) xà phòng lỏng.
2. Hỗn hợp trên không có dấm cũng được khuyến cáo sử dụng chống rệp vừng, sâu bắp cải, sâu bướm; và dùng như là thuốc trừ sâu chung.
3. Rắc một vài hạt muối lên sên và ốc sên.
Tần suất: Phun muối và dấm hai lần cách nhau 5 – 7 ngày. Rắc muối thường xuyên khi cần để giảm số lượng ốc sên. Buổi tối hoặc những ngày âm u ẩm ướt là thời gian tốt nhất để diệt sên và ốc sên.
Cảnh báo: Không phun một chỗ quá thường xuyên với dung dịch muối trừ phi cho thêm nhiều nước để rửa muối ra khỏi đất. Dùng muối khô càng ít thường xuyên càng tốt để bảo vệ độ phì nhiêu của đất không bị phá hủy.
20. Dung dịch xà phòng
Nguyên liệu: Dung dịch tẩy loại dùng để rửa bát, xà phòng bánh và xà phòng bột (bột nước tẩy hiện đại không được Hiệp hội sản xuất hữu cơ Dimbabuê chấp nhận). Xà phòng mềm làm bằng hợp chất kali là tốt nhất vì chúng chứng tỏ hiệu quả nhất đối với côn trùng và đồng thời bổ xung kali cho cây thông qua lá và đất.
Đối tượng: Rệp vừng, dế giáp sắt, armyworm, sâu bướm, sâu ăn lá, bét, bọ trắng, bọ cánh cứng nhỏ, sên, ốc sên và thrip. Một số loại xà phòng hiệu quả chống lại một số bệnh nấm.
Phương pháp
1. Phun nửa muôi (10ml) xà phòng lỏng hòa trong 1 lít nước sẽ hiệu quả trừ rệp vừng và bọ trắng.
2. Dung dịch xà phòng mạnh hơn là cần thiết đối với những côn trùng mạnh hơn. Hỗn hợp sau đây cũng cho thấy có hiệu quả: 1 muôi (20ml) xà phòng bột và một lít nước, có thể cho thêm dầu hỏa hoặc không.
3. Bất cứ loại nước xà phòng nào thừa sau khi giặt quần áo hoặc rửa bát có thể pha loãng đều có thể dùng để phun.
4. Xà phòng cũng có thể được cho thêm một ít vào những pha chế khác sẽ giúp cho các chất phun giữ lâu trên lá và phủ lên một lớp mỏng.
Tần suất: Sử dụng một vài lần cần thiết để kiểm soát côn trùng đến mức thấp. Như thường làm, phun có lựa chọn (chỉ trên côn trùng gây hại) và tránh tiêu diệt động vật ăn thịt.
Cảnh báo: Số lượng xà phòng cần phụ thuộc vào loại xà phòng và người sử dụng cần thử để có thể trộn cho phù hợp. Xà phòng mạnh như loại nước tẩy hiện đại để giặt quần áo có thể làm cháy lá bởi vì chất natri hydrôxit chứa trong đó. Sử dụng liên tục những loại xà phòng bột này cũng sẽ làm hại đến độ phì nhiêu của đất. Ở đâu có thể sử dụng xà phòng mềm làm từ kali vì nó sẽ bổ xung kali cho đất. Tuy nhiên, thậm chí xà phòng mềm cũng làm hại lá cây nếu dùng quá thường xuyên hoặc nếu hỗn hợp quá đậm đặc. Cây con và lá non (không nhẵn và sáp) dễ bị tổn thương nhất.
21. Mặt trời
Nguyên liệu: Ánh nắng mặt trời và các tấm phủ nhựa .
Đối tượng: Sâu đục thân ngô, bệnh cỏ và nhiều loại cây khác.
Phương pháp
1. Ấu trùng của sâu đục thân ngủ đông trong mùa đông ở trong thân cây ngô. Có thể diệt chúng bằng cách chẻ thân cây ngô ra và chặt thành những đoạn nhỏ và mang phơi dưới ánh nắng mặt trời để làm lớp phủ trên mặt đất.
2. Có thể diệt bệnh của cây (và hạt cỏ) bằng cách sử dụng độ nóng của ánh sáng mặt trời trong khi làm lợi cho vi sinh vật có ích trong đất và cải tạo lớp đất trồng trọt, dinh dưỡng, thoáng khí và độ thấm nước. Đảm bảo rằng mặt đất nhẵn và ẩm khoảng 60cm (70% khả năng đất được khuyến cáo). Sau đó trải những tấm politen áp sát mặt đất để không có chỗ trống chứa không khí. Xung quanh được dắt chặt xuống đất để gió không làm những tấm politen bay đi. Để như vậy trong 4 – 6 tuần. Làm như vậy sẽ giữ cho nhiệt độ trên 370C trong một thời gian dài. Phương pháp này được tiến hành tốt nhất trong mùa khô. Những tấm politen đen dày 1,5mm có thể dùng được nhưng những tấm màu trong suốt thì tốt hơn. Những tấm này có thể sử dụng được trong vòng 2 tháng nếu nó không có tia cực tím ổn định ở trong đó.
Tần suất: Sử dụng một năm chỉ một lần, nhưng kiểm tra ruộng để đảm bảo rằng tất cả thân cây đã được chặt hết. Thực hiện phương pháp ii trong mùa đông ở trên luống cây có dấu hiệu có sâu bệnh.
Cảnh báo:Trong khi loại bỏ sâu đục thân ngô, không để bất cứ thân cây ngô nào còn đứng vì sâu đục thân có thể sống sót ở gốc cây gần đất. Chặt hết thân cây ngô đến mặt đất, như vậy không đụng chạm đến rễ cây để cải tạo đất và độ thấm nước trong tương lai.
22. Nước
Mục tiêu: Rệp vừng, sâu bướm, trứng và ấu trùng, bét, mối, bọ trĩ và bọ cánh trắng, bệnh nấm và vi khuẩn đặc biệt là loại chết do ngập nước; bất cứ loại sâu biết bò nào trong vườn ươm.
Phương pháp
1. Phun vòi nước mạnh bằng cách để ngón tay cái vào đầu vòi hoặc dùng vòi có kích thước phù hợp để làm trôi côn trùng đi. Phương pháp này cũng sẽ tránh được mối vì sẽ làm trôi những đống đất ở tổ mối đi và làm tăng độ ẩm trong đất.
2. Rửa côn trùng và bệnh nấm khỏi lá, cành và thân cảa các loại cây với nước lạnh cùng với chiếc chổi cứng.
3. Phun nước nóng (40-500C) lên cây và lá để trừ côn trùng. Đổ nước sôi vào mặt đất hoặc thổi hơi nóng vào đất để kiểm soát bệnh, đặc biệt là bệnh làm cây chết do ngập nước ở trong vườn ươm.
4. Nhúng quả và hạt nhanh vào nước nóng để loại trừ bệnh vi khuẩn và nấm.
Tần suất
Sử dụng một vài lần phương pháp 1 và 2 là đủ cách nhau một vài ngày.
Cảnh báo: Kiểm soát lực của vòi phun nước trong phương pháp 1 để côn trùng bị rửa đi mà không ảnh hưởng đến cây, những nầm mới đặc biệt dễ bị hỏng nếu nước phun mạnh.
Để phun lên trên cây không nên để nước ở nhiệt độ quá cao nếu không lá sẽ bị cháy.
---
(Tài liệu tham khảo cho nông dân sản xuất hữu cơ)
Dựa trên tài liệu canh tác tự nhiên của Zimbabue
Related news
Phần 5 - Sử dụng các chất để bảo vệ cây trồng và cách hỗn hợp. 1/ Cây hương liệu, 2/ Tro, 3/ Kiểm soát bằng sinh học, 4/ Tạo nguồn vi sinh vật bản địa (IMO)
Phần 6 - Sử dụng các chất để bảo vệ cây trồng và cách hỗn hợp như: Hỗn hợp boocđô, Vôi dùng trong xây dựng... Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên
Phần 7 - Sử dụng các chất để bảo vệ cây trồng và cách hỗn hợp như: Phân ủ, Gà mái, gà Bantam và vịt, Phân động vật... Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên