Giá / Tin nông nghiệp

Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 20

Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 20
Tác giả: 2LUA.VN tổng hợp
Ngày đăng: 21/12/2017

Phần 20 - Bệnh hại các loại cây họ cải (tiếp theo)

II/ Nhóm bệnh do vi khuẩn gây hại

1/ Đốm lá vi khuẩn

Nhận biết:

- Trên lá có rất nhiều vết đốm nhỏ ngậm nước sau mở rộng thành những đốm tròn đường kính 0,3 - 0,5cm.

- Xung quanh vết bệnh có các quầng nhạt hẹp, nhìn rất rõ khi đưa lá lên ánh sáng ở mặt sau lá.

- Vết bệnh phân tán trên bề mặt phiến lá hoặc rìa mép lá, có xu hướng tập trung hơn ở gần gân lớn rồi liên kết với nhau thành những sọc hoại tử dọc theo gân lá

- Mô bệnh khô chết và tách rời khỏi vết đốm làm cho lá thủng lỗ chỗ hoặc rách nát

Điều kiện phát triển:

- Hại trên tất cả các loại rau họ thập tự

- Vi khuẩn tồn tại trong tàn dư cây bị bệnh trên mặt đất nhưng không thể sống trong đất sau khi tàn dư cây bệnh đã bị phân hủy hoàn toàn

- VK có thể tồn tại trên các cây họ cải và trong hạt giống

- Mưa sương ướt kéo dài thúc đẩy bệnh phát triển

- VK lan truyền nhờ các giọt mưa bắn tung tóe, do con người tiếp xúc với cây khi tán lá còn ẩm

Phòng ngừa:

- Luân canh cây trồng

- Thu dọn vệ sinh đồng ruộng và đưa vào ủ phân

- Dùng giống sạch bệnh

- Xử lý hạt giống trước gieo

- Không tưới nước quá mức

- Không có thuốc trừ

2/ Thối đen

Nhận biết:

- Vết bệnh đặc trưng bắt đầu từ rìa mép lá lan rộng vào trong theo hình chữ V bạc màu sau đó vết bệnh khô và chết hoại

- VK xâm nhập vào mạch dẫn và di chuyển toàn cây

- Gân lá, mô mạch dẫn xâm nhiễm chuyển màu đen

- Bệnh có thể tạo cơ hội để VK thối nhũn xâm nhiễm

Điều kiện phát triển:

- VK tồn tại trong tàn dư cây bệnh nhưng không thể sống sót trong đất khi tàn dư đã phân hủy

- Bệnh dễ phát triển trong nhiệt độ cao và mưa ẩm kéo dài

-VK trong có trong các giọt dịch cây bệnh lan truyền sang cây khỏe do dụng cụ, con người làm việc khi cây còn ướt lá

Phòng ngừa:

- Luân canh cây trồng khác họ

- Thu gom tàn dư, vệ sinh đồng ruộng

- Dùng hạt giống sạch bệnh

- Xử lý hạt giống trước gieo

- Sử dụng giống kháng

- Tránh chăm sóc khi cây ẩm ướt 

III/ Nhóm bệnh do vi rút gây hại

1/ Thối nhũn

Nhận biết:

- Mô cây bệnh lúc đầu là những vết ủng nước sau lan rộng rất nhanh cả về đường kính và độ sâu.

- Vùng mô bị bệnh nhũn mềm có dịch nhày trắng vàng, có mùi hôi khó chịu

Điều kiện phát triển:

- VK tồn tại trong tàn dư cây bệnh, rễ cây, trong đất và trong một số loài côn trùng.

- Vêt thương cơ giới trên lá là con đường tiếp cận đầu tiên cho VK gây hại

- Mưa và nhiệt độ cao thúc đẩy mạnh quá trình lây nhiễm

- VK có thể sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ 5-37 và thích hợp nhất là 22

Phòng ngừa:

- Vệ sinh xử lý đồng ruộng trước khi trồng

- Thu gom sớm các tàn dư bệnh để ủ nóng

- Luân canh với cây trồng khác họ

- Ruộng thông thoáng, thoát nước tốt

- Che phủ để mưa không bắn đất lên cây và tránh làm tán lá bị ướt.

- Bón phân cân đối, sử dụng phân ủ hoai

2/ Khảm lá củ cải (vi rút TuMV)

Nhận biết:

-Triệu chứng điển hình là hiện tượng khảm, loang lổ xanh nhạt, đậm xen kẽ trên phiến lá

- Vết bệnh có thể là những sọc hoại tử, các đường vân hay đốm vòng tùy cây chủ

Điều kiện phát triển:

- Lây nhiễm hầu hết các loại cây họ thập tự nhưng gây hại lớn nhất trên cải bao, củ cải

- Lan truyền nhờ rệp muội

Phòng ngừa:

- Tránh trồng gối tiếp luân phiên các cây cùng họ

- Bón phân ủ hoai để tăng vi sinh vật đối kháng

- Nhổ bỏ cây bệnh và thu gom tàn dư

- Quản lý rệp muội

IV/ Bệnh sinh lý

1/ Cháy đỉnh bắp

Nhận biết:

- Những lá bên trong bắp xuất hiện các sọc, dải màu nâu bị hoại tử dọc theo các rìa mép lá hoặc lan tới nửa phiến lá

- Bắp bị nhiễm bệnh không có biểu hiện ở bên ngoài

Điều kiện phát triển:

- Khi bắp cải đã vào chín

- Thiếu hụt canxi là một trong những yếu tố đầu tiên làm bệnh phát sinh.

- Ẩm độ đất thất thường và bón nhiều N giúp bệnh phát triển mạnh

Phòng ngừa:

- Sử dụng giống kháng bệnh

- Giữ độ ẩm đất ổn định

- Bổ xung canxi, vôi vào đất

- Bón phân ủ hoai mục

---

(Tài liệu tham khảo cho nông dân sản xuất hữu cơ)

Dựa trên tài liệu canh tác tự nhiên của Zimbabue


Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 17 Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 17

Phần 17 - Bệnh hại cà chua và các cây thuộc họ cà (ớt, khoai tây, cà pháo, cà tím...) gốm: Nhóm bệnh do vi khuẩn gây hại, Nhóm bệnh do vi rút gây hại

21/12/2017
Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 18 Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 18

Phần 18 - Bệnh hại cà chua và các cây thuộc họ cà (ớt, khoai tây, cà pháo, cà tím...) gồm: Nhóm bệnh do nấm gây hại như: đóm lá, đóm vòng, đóm xám đen, đóm nâu.

21/12/2017
Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 19 Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 19

Phần 19 - Bệnh hại các loại cây họ cải - Nhóm bệnh do nấm - Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên

21/12/2017