Bão Tan, Rừng Cao Su "Khóc"
Sau bão số 10, chúng tôi có mặt tại vườn cao su của Nông trường Cao su 1 thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh đóng trên địa bàn xã Kỳ Hợp (Kỳ Anh - Hà Tĩnh). Cả vườn cây cao su bạt ngàn mới mấy hôm còn reo với gió ngàn và chăm chỉ tích nhựa sống cho đời nay trở thành rừng cây đổ nát...
Một công nhân quặn lòng bên gốc cao sâu than thở: "Rứa là mất hết rồi, nhà tôi gắn bó với cây cao su mười lăm năm nay, bây giờ cuộc sống không biết sẽ đi đâu về đâu, lấy gì mà sống nữa".
Cũng theo công nhân này, gia đình anh nhận khoán 3ha, mỗi ha cho sản lượng 1,2 tấn. Nhờ cao su, vợ chồng bắt đầu có của ăn của để nhưng bây giờ hoàn toàn trắng tay.
Giám đốc Nông trường Cao su 1 Trương Tiến Lương cúi gục bên cây cao su đổ gãy nói: "Bão số 10 đã gây thiệt hại nặng nề cho cả nông trường chúng tôi. Sau bão, hơn 200 công nhân trắng tay. Không biết rồi cuộc sống sẽ ra sao đây?".
Cũng theo ông Lương, vào khoảng 16h ngày 30/9, bão bắt đầu gió mạnh, kéo dài đến 17h. Gió xoáy dồn vào cả vườn cây nghe gãy răng rắc, đổ ngổn ngang.
Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh Trần Ngọc Sơn buồn bã nói: Mười lăm năm công ty trồng được trên 5.000 ha cao su, trong đó tại Kỳ Anh có 1.700 ha. Nay bão số 10 làm hơn 800 ha cao su đúng vào thời kỳ khai thác nhựa của đội 1, đội 2 bị gãy đổ; ước tính tổng thiệt hại khoảng 170 tỷ đồng. Ngoài số thiệt hại cao su ra, hơn 300 nhà làm việc, nhà ở của CBCNLĐ, kho chứa vật tư cũng bị tốc mái; hệ thống giao thông đường lô, liên lô bị sạt lở nặng; nhiều ngầm tràn bị cuốn trôi; hệ thống đường điện bị đứt gãy đến 70%...
Related news
Sở Khoa học và Công nghệ Long An vừa tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả điều tra “Tình hình chăn nuôi, đặc điểm ngoại hình gà tàu và đề xuất quy trình chăn nuôi gà tàu theo hướng an toàn sinh học sẽ thực hiện từ nay đến tháng 10/2013 tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” đây là giai đoạn 1 của đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi gà tàu theo hướng an toàn sinh học tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” do phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành đăng ký chủ trì thực hiện; tiến sĩ Đoàn Đức Vũ giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học Nông nghiệp thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam và kỹ sư Nguyễn Thị Đậm trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành làm chủ nhiệm đề tài.
Từ lâu, các nhà khoa học đã khuyến cáo nông dân nên chuyển sang trồng các loại rau màu hoặc luân canh lúa màu trên đất lúa kém hiệu quả.
Nghề nuôi cá mú lồng dọc cửa sông Đầm đã có từ nhiều năm nay, và thực tế đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ở thôn Tuyết Diêm 2, xã Bình Thuận (Bình Sơn - Quảng Ngãi). Thế nhưng, nhiều ngày nay cá chết hàng loạt khiến nông dân khốn đốn…