Prices / Tin thủy sản

Băn khoăn đầu ra tôm càng xanh

Băn khoăn đầu ra tôm càng xanh
Author: Hồng Nhung
Publish date: Thursday. November 30th, 2017

Những năm qua, tôm càng xanh trên ruộng lúa đã bắt đầu “bắt nhịp” trên đồng đất Thới Bình và rải rác ở các huyện: U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước. Từ hiệu quả ban đầu, người dân ồ ạt mở rộng diện tích. Tuy nhiên, vấn đề đầu ra vẫn còn là câu hỏi lớn.

Người dân huyện Thới Bình đang bước vào thu hoạch tôm càng xanh và lo lắng mất giá nếu thu hoạch đồng loạt. 

Hiện nay, diện tích tôm càng xanh trên ruộng lúa của huyện Thới Bình gần 12.000 ha, tăng khoảng 4.000 ha so với năm 2016. Đây là năm tăng diện tích nuôi đột biến của huyện trong nuôi tôm càng xanh.

Sự đột biến trên ngoài nguyên nhân do người dân nhận thấy tính hiệu quả của mô hình mà tự ý mở rộng diện tích, còn phải kể đến sự “cộng hưởng” từ việc đầu tư những mô hình mới. Ví như dự án “tôm càng xanh toàn đực trên ruộng lúa” với quy mô 270 ha trải đều ở các xã và thị trấn từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới vào đầu năm 2017.

Ngoài ra còn có sự “góp mặt” của mô hình thí điểm của trường Đại học Cần Thơ với hình thức cho tôm càng xanh ăn dặm trên diện tích thí điểm 12 ha. Mô hình này đang hứa hẹn 1 kết quả “đẹp” về năng suất.

Những lợi ích "kép” mà tôm càng xanh trên ruộng lúa mang lại trong thời gian qua không cần bàn cãi. Mô hình này vừa thích ứng với điều kiện tự nhiên, nhất là ít rủi ro về dịch bệnh, vừa hạn chế sử dụng hoá chất độc hại, tạo ra sản phẩm sạch, tăng thu nhập cho bà con.

Ông Nguyễn Bạch Đằng, ấp Lê Hoàng Thá, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình, cho biết: “Gia đình tôi bắt đầu nuôi tôm càng xanh từ năm 2013, hiệu quả khá cao, tầm khoảng 150-200 kg/ha/năm. Năm nay thấy bà con nuôi đại trà, không biết thương lái có ép giá không. Theo tôi biết thì vùng trên giá cũng cao, mà ở đây chỉ từ 100.000-110.000 đồng/kg”.

Hiệu quả là vậy, tuy nhiên, không ai có thể khẳng định chắc chắn việc phát triển diện tích ồ ạt như hiện nay thì nguồn tôm nguyên liệu sẽ bán đi đâu. Và cuối cùng người có thể chịu thiệt vẫn là những nông dân chân lấm tay bùn.

Phó chủ tịch UBND xã Tân Bằng Lê Tuấn An cho biết: “Chi phí thả tôm càng xanh trên ruộng trung bình khoảng 1,5 triệu đồng/ha, nhưng lãi cao vì không tốn tiền thức ăn. Về đầu ra thì hiện tại chưa ổn định, chủ yếu phụ thuộc thương lái, địa phương cũng có khuyến cáo nhưng do nông dân tự phát mở rộng diện tích”.

Theo Chủ tịch UBND huyện Thới Bình Trần Văn Dũng, từ mô hình thí điểm của trường Đại học Cần Thơ, năm nay huyện sẽ liên kết với trường tìm đầu ra cho tôm càng xanh. Địa phương sẽ liên kết, tìm những người có điều kiện để làm đầu mối trung gian thu gom tôm của bà con. Giải pháp tạm thời hiện nay là không thu hoạch ồ ạt vào cao điểm mà thu hoạch lúa trước, để tôm lại chờ qua Tết, tôm lớn bán được giá hơn, vừa giải quyết tình trạng sản lượng ồ ạt mất giá, vừa tăng lợi nhuận cho bà con.


Related news

Nuôi cá rô phi theo tiêu chuẩn VietGAP Nuôi cá rô phi theo tiêu chuẩn VietGAP

Nuôi cá rô phi theo quy trình sạch tiêu chuẩn VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao. bước đầu tạo cho người nuôi thay đổi tư duy về nuôi trồng thủy sản bền vững

Thursday. November 30th, 2017
Làm lồng nuôi cá bằng vật liệu ống nhựa HDPE Làm lồng nuôi cá bằng vật liệu ống nhựa HDPE

Phát triển nghề nuôi cá lồng bằng vật liệu đảm bảo sóng gió và thân thiện với môi trường. Làm lồng nuôi cá bằng vật liệu ống nhựa HDPE

Thursday. November 30th, 2017
Bảo quản cá nục bằng chế phẩm sinh học: Cần nhân rộng Bảo quản cá nục bằng chế phẩm sinh học: Cần nhân rộng

Ứng dụng chế phẩm sinh học kết hợp dịch chiết gừng, riềng và một số phụ gia an toàn như nisin,chitosan đã giúp ngư dân Quảng Nam giảm tổn thất hải sản khai thác

Thursday. November 30th, 2017