Ba Tri (Bến Tre) hội thảo quy trình nuôi lươn thương phẩm
Có gần 100 nông dân ở các xã, thị trấn của huyện đến dự và tham quan thực tế mô hình nuôi lươn của các hộ do Dự án thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh (Dự án) đầu tư và được truyền đạt quy trình nuôi lươn thương phẩm.
Đầu năm 2015, Dự án đầu tư cho 2 hộ ở ấp Giồng Chi, xã An Hiệp là anh Nguyễn Văn Rãnh và Ca Văn Thái thực hiện mô hình nuôi lươn thương phẩm trong bể bạt có bùn với diện tích mỗi hộ 32m2. Thực hiện mô hình, mỗi hộ đầu tư gần 20 triệu đồng mua con giống, bạt, máy xay thức ăn và thức ăn cho lươn, trong đó Dự án hỗ trợ 100% chí phí con giống, 30% bạt, thức ăn, 50% máy xay thức ăn với số tiền 11,5 triệu đồng. Lươn nuôi đến 6 tháng thì thu hoạch, bình quân 5 con/kg.
Nhờ thời tiết thuận lợi, thích hợp với điều kiện ở địa phương nên lươn nuôi phát triển tốt. Đến thời điểm này, lươn nuôi của mô hình được 5 tháng, bình quân 8 con/kg. Giá bán hiện nay 150 ngàn đồng/kg. Nếu giá ổn định, đến thời điểm thu hoạch, ước mỗi hộ thu được 240kg lươn thương phẩm, bán trên 36 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi hơn 15 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Trao đổi với NTNN/Dân Việt, ông Lê Văn Bảnh – Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NNPTNT) cho biết, để giải quyết khó khăn cho diêm dân cũng như nghề làm muối, Cục đã kiến nghị lên Bộ NNPTNT đề xuất Chính phủ mua tạm trữ 200.000 tấn muối.
Không đặt nặng đến sản lượng tôm nuôi, mà nên đặt vấn đề an toàn và lợi nhuận cho người nuôi - Là quan điểm chỉ đạo của Sóc Trăng trong vụ nuôi 2016 và những năm tiếp theo. Thực tế cho thấy, sự phát triển “nóng” đối với nghề nuôi tôm nước lợ đã dẫn đến những rủi ro nhiều năm và khó khôi phục.
Với nhiều ưu điểm như nuôi được với năng suất cao, tốn ít chi phí, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường… hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao tròn nhỏ, có sử dụng hệ thống xử lý chất thải đáy đang được nhiều địa phương và trang trại nuôi tôm ứng dụng và cho hiệu quả cao.