Giá / Tin thủy sản

Sóc Trăng chú trọng nuôi tôm an toàn, lợi nhuận

Sóc Trăng chú trọng nuôi tôm an toàn, lợi nhuận
Tác giả: Văn Hòa
Ngày đăng: 02/06/2016

Thị xã Vĩnh Châu là vùng nôi tôm truyền thống trên 20 năm, tiếp đó là huyện Mỹ Xuyên, Trần Đề. Đời sống người dân vùng nhiễm mặn khá lên cũng nhờ nghề nuôi tôm nước lợ. Sự phát triển ồ ạt, thiếu kiểm soát đã dẫn đến ô nhiễm môi trường vùng nuôi nghiêm trọng, mà từ năm 2010 đến nay vẫn chưa khôi phục được. Ông Lê Văn Trọng ở xã Gia Hòa 1, huyện Mỹ Xuyên, cho rằng: “Mô hình tôm – lúa đã làm cho đời sống bà con các xã vùng sâu của huyện Mỹ Xuyên phát triển lên rất nhiều. Nhưng do những năm gần đây, bà con thấy lợi nhuận cao mà phát triển ồ ạt không tuân thủ huy hoạch nên đã phá vỡ thế mạnh của mô hình này, dẫn đến môi trường nuôi bị suy kiệt”. Còn ông Nguyễn Sù Anh ở xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, cho biết: “Do người dân chỉ thấy lợi trước mắt mà không nghĩ đến tính bền vững trong sản xuất, chăn nuôi như thấy vụ nuôi trước trúng mùa thì vụ sau thả nuôi nhiều hơn, nuôi dày hơn, đầu tư cải tạo môi trường nuôi thì qua loa… làm cho đất không được nghỉ ngơi, môi trường nuôi ô nhiễm gây nhiều dịch bệnh trên tôm”.

Tỉnh Sóc Trăng có diện tích nuôi tôm nước lợ lúc cao điểm lên trên 50.000ha, diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh chiếm 83,6% vào thời điểm năm 2007. Thành công của nghề nuôi tôm nước lợ đã tạo thành xu thế làm giàu cho nông dân, nhiều vùng đất quy hoạch tôm – lúa cũng bị phá vỡ để chuyển sang nuôi tôm bán thâm canh. Năm 2016, Sóc Trăng quy hoạch ổn định vùng nuôi tôm nước lợ chỉ còn 46.000ha, duy trì diện tích nuôi luân canh tôm – lúa 10.000ha ở huyện Mỹ Xuyên, khuyến khích người nuôi tôm ứng dụng quy trình luân canh tôm – cá phù hợp, ứng dụng quy trình kỹ thuật cao đối với tôm thẻ chân trắng, không đặt ra chỉ tiêu sản lượng mà tập trung vào giải pháp nuôi an toàn, đảm bảo lợi nhuận cao. Ông Trần Đình Luân, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng, nhấn mạnh: “Trong sản xuất không nên coi trọng vấn đề làm sao cho đạt diện tích, năng suất theo kế hoạch, mà phải tập trung làm sao để nuôi cho hiệu quả, sản phẩm nuôi đảm bảo an toàn, nâng cao được chuỗi giá trị con tôm. Thời gian tới đây, Sở NN&PTNT Sóc Trăng sẽ tăng cường hơn nữa công tác chuyển giao kỹ thuật để nâng cao trình độ canh tác cho nông dân”.


Mô hình tôm - lúa cho hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường nuôi an toàn ở huyện Mỹ Xuyên.

Vụ nuôi 2016 ở các vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh trọng điểm ở Sóc Trăng đã bắt đầu chuyển đổi quy trình nuôi Biofloc, nuôi 2 giai đoạn, quy trình thâm canh có ứng dụng kỹ thuật cao, nuôi sinh thái,… đây là chuyển biến rất quan trọng đối với vùng nuôi tôm nước lợ của tỉnh. Diễn biến thời tiết, khí hậu khó lường, cơ hội bùng phát dịch bệnh còn phức tạp, nên những quy trình nuôi an toàn, ứng dụng kỹ thuật nuôi tiên tiến sẽ ứng phó hiệu quả hơn trước tác động khách quan của thời tiết, khí hậu.


Có thể bạn quan tâm

Tăng cường công tác thú y thủy sản Tăng cường công tác thú y thủy sản

Ngày 30/5/2016, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Chỉ thị số 4361/CT-BNN-TY về việc tăng cường công tác thú y thủy sản.

02/06/2016
Người nuôi ngao... ngao ngán Người nuôi ngao... ngao ngán

Hai tháng nay, khoảng 1.000 tấn ngao nuôi tại vựa ngao Mai Phụ (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) không tiêu thụ được. Nguyên do ngao ế là ảnh hưởng của hiện tượng hải sản chết bất thường vừa qua khiến người tiêu dùng không dám ăn, thương lái không dám thu mua... Hệ quả là người nuôi ngao đang có nguy cơ vỡ nợ.

02/06/2016
Mua tạm trữ muối sớm, diêm dân sẽ có lợi Mua tạm trữ muối sớm, diêm dân sẽ có lợi

Trao đổi với NTNN/Dân Việt, ông Lê Văn Bảnh – Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NNPTNT) cho biết, để giải quyết khó khăn cho diêm dân cũng như nghề làm muối, Cục đã kiến nghị lên Bộ NNPTNT đề xuất Chính phủ mua tạm trữ 200.000 tấn muối.

02/06/2016