“Bà Đẻ” Của Lươn
Với khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu, hiện kỹ sư Đoàn Kim Sơn đã “tấn công” sang cả lĩnh vực sản xuất lươn giống.
“Mấy tháng qua, gần 100.000 con lươn giống lút chút như thế này đã được “xuất ngoại” sang Nhật Bản rồi đấy!”. Vừa vớt những con lươn bột nhỏ xíu trong thau lên, kỹ sư Đoàn Kim Sơn, giảng viên Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, vừa trò chuyện. Bên cạnh công việc của một người thầy, kỹ sư Sơn còn là chủ trang trại Sơn Ca 1 (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) và Sơn Ca 2 (huyện Hóc Môn, TP HCM).
Đã quyết thì phải làm đến cùng
Sơn từng được biết đến là người học ngành hóa nhưng lại có tài nuôi cho sinh trưởng và sinh sản các loại kỳ đà, ếch Thái Lan, chồn hương… Với khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu, hiện anh “tấn công” sang cả lĩnh vực nuôi cho sinh trưởng và sinh sản lươn.
Kỹ sư Đoàn Kim Sơn SN 1983 tại huyện Chợ Gạo. Chàng trai quê gốc miền Tây này đã có quá trình khởi nghiệp từ những năm còn ngồi trên ghế giảng đường. Năm 2001, đang là sinh viên năm thứ nhất ĐH Nông Lâm TP HCM, do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, anh xin theo các thầy cô ở Khoa Thủy sản làm thêm.
Kỹ sư Đoàn Kim Sơn (trái) giới thiệu lươn bột do cơ sở của anh sản xuất
“Công việc của tôi là tham gia thực hiện các đề tài cho thử nghiệm sinh sản ếch Thái Lan. Công việc này mang lại cho tôi một khoản tiền để trả học phí và để dành” - Sơn nhớ lại. Từ năm thứ hai ĐH, với vốn kiến thức học được từ quá trình tham gia cùng các thầy cô, anh thuê một miếng đất nhỏ ở TP để thử nghiệm sinh sản ếch Thái Lan và lươn. Tiếp đó, anh lại thuê đất ở Long An để thử nghiệm nuôi cho sinh trưởng và sinh sản rắn ri voi, rắn ráo trâu, kỳ đà.
“Không phải thành công đến với tôi liền. Cũng có những thất bại khiến tôi tuyệt vọng, bị stress trầm trọng” - kỹ sư Sơn bồi hồi nhớ lại lúc gian nan khởi nghiệp. Khi ấy, các loài như ếch, rắn, kỳ đà..., anh đều dần dần nuôi và cho đẻ được. Tuy nhiên, đối với việc nuôi lươn, kể cả nuôi sinh trưởng và sinh sản, thì anh liên tiếp thất bại. “Cái cảm giác đau đắng họng khi nhìn lươn chết thối cả ao nuôi đến bây giờ vẫn còn ám ảnh tôi”- anh nói.
Một chuyện ít ai biết là có lúc Sơn đã gần như trắng tay vì lươn. Lươn chết, từ số vốn khoảng 800 triệu đồng tích cóp bao năm, anh chỉ còn lại đúng 20 triệu đồng. Nhiều người khuyên Sơn bỏ lươn, chỉ tập trung vào rắn, kỳ đà - những thứ đã nuôi được nhưng anh không chịu. Sơn quyết tâm phải làm đến cùng, làm cho lươn đẻ được. “Mẹ thất bại” cuối cùng cũng đã “đẻ” cho anh đứa con thành công mang tên “lươn bột”.
Bạn tốt của nông dân
Về chuyện nuôi cho lươn sinh sản thành công của kỹ sư Sơn, ông Nguyễn Sỹ Phước - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hóc Môn, TP HCM - cho biết: “Lươn là loài nuôi cho sinh trưởng thì không khó lắm. Tuy nhiên, nuôi ép lươn bột để cung cấp con giống hàng loạt ra thị trường thì trên địa bàn huyện Hóc Môn, ngoài anh Sơn, tôi chưa thấy ai làm được”.
Theo ông Phước, hiện nay, anh Sơn đang bao nuôi và bao tiêu cho nhiều hộ nông dân trong và ngoài huyện, cả ở các tỉnh, thành khác. “Các hộ muốn nuôi cứ gửi mẫu nước ao đến cho tôi. Tôi sẽ đo, chỉnh độ PH lại cho phù hợp. Trong quá trình nuôi lươn bột do cơ sở của tôi cung cấp, chết con nào tôi đền con đó” - kỹ sư Sơn khẳng định.
Theo ông Nguyễn Văn Hoài, một nông dân ở tỉnh Bến Tre, ông đã nuôi thử hơn 300 kg lươn giống do cơ sở của kỹ sư Sơn cung cấp và đã xuất gần 2 tấn lươn thịt. Trong quá trình nuôi, số lươn giống này chỉ chết vài con. “Trước đây, tôi nuôi lươn con bắt từ thiên nhiên. Chất lượng của nguồn con giống này thất thường lắm. Chúng dễ chết do đa số đều bị chích điện hoặc trầy xước” - ông Hoài cho biết.
“Ngoài bao nuôi, kỹ sư Sơn còn có vựa ở chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền, TP HCM để bao tiêu luôn cho bà con với giá cả hợp lý. Đây quả thật là cách làm hay, có lợi cho những hộ muốn tận dụng nguồn cá, ốc, rau để nuôi lươn tăng thêm thu nhập” - ông Nguyễn Sỹ Phước nhận xét.
Muốn giúp nông dân tăng thu nhập
Vừa qua, vài doanh nghiệp Nhật Bản muốn mua lại quy trình sản xuất lươn giống của kỹ sư Đoàn Kim Sơn nhưng anh chưa đồng ý bán. Kỹ sư Sơn cho biết: “Tôi muốn giữ quy trình này để thu lại số vốn đã bỏ ra cho con lươn từ trước đến nay. Điều quan trọng là tôi muốn giúp các hộ nông dân tăng thu nhập bằng nuôi lươn một cách căn cơ. Căn cơ ở đây là tôi vừa bao nuôi, vừa bao tiêu sản phẩm
Related news
Theo lịch thời vụ, các hồ đã tiến hành thả tôm giống đợt 1 năm 2013 được gần 20 ngày. Nhưng nhiều vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trong tỉnh hiện vẫn án binh bất động. Nhiều diện tích hồ nuôi tôm trên cát bỏ hoang phế vì liên tục thất bại.
Khi người dân nhiều vùng nuôi tôm kêu trời không thấu vì dịch bệnh tôm chết liên miên, giá cả lên xuống thất thường, thì những con người thầm lặng thuở nào bám giữ ruộng đồng và nặng tình với con cá có thể ung dung "kê cao gối ngủ". Bởi con cá đồng sau một thời gian chìm nổi đã bắt đầu tìm lại chỗ đứng của mình như một sự tưởng thưởng xứng đáng cho công khó nhọc của người nông dân.
Những năm gần đây, phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của tỉnh đã góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo cho hội viên nông dân và từng bước thay đổi diện mạo nông thôn ở nhiều địa phương.