Áp Dụng Cơ Giới Hoá Khâu Thu Hoạch Lúa
Đầu năm 2010 được sự hỗ trợ của Trung Tâm Khuyến nông – Khuyến Ngư tỉnh Hậu Giang xây dựng mô hình máy gặt đập liên hợp (GĐLH), Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư Long Mỹ triển khai thực hiện bước đầu mang lại kết quả khả quan và được bà con nông dân nhiệt tình ủng hộ.
Trong điều kiện xuống giống tập trung, né rầy, nên khi vào vụ thu hoạch công lao động không thể đáp ứng để thu hoạch lúa trên địa bàn huyện. Nên hiện nay ngoài máy do chương trình hỗ trợ, nông dân đã tự đầu tư mua thêm 04 máy để phục vụ trên địa bàn huyện. Được biết nếu thuê máy GĐLH nông dân được hưởng lợi nhuận rất cao, vì thu hoạch bằng máy tỉ lệ hao hụt rất thấp (1%), máy còn thao tác cả khâu rải rơm, thu hoạch được lúa đỗ ngã giúp nông dân giảm chi phí thuê mướn công lao động, phẩm chất gạo sau thu hoạch được đảm bảo.
Chiết tính lợi nhuận giữa thuê mướn cắt bằng tay và bằng máy GĐLH:
Chi phí cắt, suốt, rải rơm,...:
Nếu thuê nhân công: 4.000.000 đồng/ha
Nếu thuê máy: 3.000.000 đồng/ha
Chênh lệch: 1.000.000 đồng.
Ngoài ra, thu hoạch thủ công hao hụt nhiều hơn thu hoạch bằng máy khoảng 3 %.
Diện tích lúa Đông – Xuân năm 2010 – 2011 của huyện là 25.000.000 ha có hơn 70% diện tích áp dụng thu hoạch bằng máy GĐLH, ước tính nông dân tiết kiệm được khoảng 17.500.000.000 đ/vụ.
Hiện nay trên địa bàn huyện đã có trên 20 máy GĐLH hoạt động (máy của các tỉnh khác mang đến) các máy hoạt động liên tục, theo điều tra trên 90% nông dân có nhu cầu thu hoạch bằng máy. Nông dân các xã, huyện lân cận tìm đến để thuê máy thu hoạch lúa, nhưng vẫn không đáp ứng kịp.
Từ những ưu điểm hoạt động của máy GĐLH nên đa số bà con nông dân đã mạnh dạng thuê mướn máy thu hoạch lúa, cho thấy mô hình này là một hướng đi đúng, giải quyết được vấn đề khan hiếm công lao động, đáp ứng mục tiêu áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp nông thôn.
Có thể bạn quan tâm
Sau khi thu hái trái điều chín tách hạt, đem ủ với bột sắn, hoặc rơm khô theo tỷ lệ 6% và 9%. Thời gian ủ trái điều trên 90 ngày là vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm. Sử dụng loại sản phẩm này làm thức ăn cho bò khi khan hiếm cỏ tươi. Bò sử dụng nguồn thức ăn bổ sung này đã phát triển và sinh trưởng tốt, tăng trọng cao.
Trong đó, diện tích sản xuất muối công nghiệp của các doanh nghiệp như Đầm Vua, Tri Thủy chiếm trên 700 ha, còn lại là diện tích sản xuất muối thương phẩm của diêm dân các xã Nhơn Hải, Tri Hải, Phương Hải và thị trấn Khánh Hải khoảng 450 ha, tăng gần 120 ha so với năm 2008.
Anh Nguyễn Văn Thắng là người đầu tiên “di thực” cây trôm từ vùng đất đồi núi Hòn Bà thuộc xã Phước Nam về trồng trên đồng đất màu mỡ xã Nhơn Sơn cho mủ chất lượng cao.