Anh: Ngăn chặn dịch cúm bằng công nghệ laser
Công nghệ laser không mới, nhưng sử dụng trong trại gia cầm nhằm phòng tránh dịch cúm lại là một ý tưởng mới và sáng tạo. Orchard Eggs, trại trứng gà hữu cơ đầu tiên tại Anh đã bảo vệ đàn gia cầm nuôi ngoài trời rất hiệu quả bằng công nghệ này.
Trong ảnh: Công nghệ laser là biện pháp an toàn sinh học hiệu quả đối với gia cầm chăn thả tự nhiên - Ảnh: Bird Group
Nỗ lực bảo vệ gia cầm
Orchard Eggs thuộc vùng West Sussex, Anh là một trong những trại gia cầm đầu tiên tận dụng công nghệ laser của một công ty của Hà Lan để xua đuổi đàn chim di cư; Đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của chúng vào trại nuôi gia cầm. Khi Chính phủ Anh quyết định gia hạn vùng ngăn chặn dịch bệnh tới tháng 4/2017, tất cả các trang trại trên cả nước được yêu cầu phải tăng cường và bám sát các biện pháp an toàn sinh học nếu trang trại đó muốn duy trì hình thức chăn thả tự nhiên ngoài trời (nuôi hữu cơ).
Tại Orchard Eggs, gà mái được tự do đi lại trong một khu vườn trồng cây trái rộng khoảng 50 acres (trên 200.000 m2). Trong khu vườn, người ta đặt một hệ thống chuồng nuôi có khả năng di động và mái che. Các nhà sáng tạo ra công nghệ này đã lấy cảm hứng thiên nhiên để xây dựng nguyên tắc hoạt động cho hệ thống laser. Những con chim hoang dã nhầm tưởng hệ thống tia laser là một vật thể trong tự nhiên nên chúng lao vào cửa survival mode (một chế độ đảm bảo chim hoảng sợ nhưng vẫn sống sót) và bay đi. Daniel Hoeberichts, Chủ trang trại Orchard Eggs cho biết, đàn gia cầm trong khuôn viên 50 acres được tăng cường bảo vệ bằng mọi biện pháp nhằm đảm bảo an toàn trước dịch bệnh. Trước đó, một lần tình cờ biết thông tin công nghệ laser tự động trong ngành nông nghiệp của Agrilaser Autonomic, người chủ trang trại này đã nghĩ ngay đến một giải pháp an toàn sinh học rất lý tưởng và mới lạ nhưng hiệu quả không kém những giải pháp an toàn sinh học truyền thống.
Giải pháp thông minh
Laser tự động được đánh giá là giải pháp thông minh và tiết kiệm nhằm xua đuổi những con chim hoang dã mà không làm chúng bị chết hoặc đau đớn; Đồng thời vẫn bảo vệ được đàn gia cầm nuôi trong trang trại và môi trường xung quanh. Hệ thống này được phát triển bởi Tập đoàn Bird Control Group và Trường Đại học Kỹ thuật Delt tại Hà Lan. Nhiều thử nghiệm của hai đơn vị này đã chứng minh tia laser có khả năng xua đuổi bầy chim di cư an toàn hiệu quả 90 - 100% nên được coi là một giải pháp thay thế những dụng cụ hoặc hệ thống cùng chức năng nhưng giá rất đắt như lưới tròn bao xung quanh trang trại.
Những người chăn nuôi tại Anh cho biết, dịch cúm gia cầm bùng phát ở nước này vào tháng 12/2016 đã gây áp lực lớn lên ngành gia cầm và trứng gia cầm. Chính phủ vẫn cho phép người chăn nuôi duy trì hệ thống nuôi thả tự do ngoài trời với điều kiện phải có biện pháp cách ly vật nuôi với các loài chim, gia cầm tự nhiên. Quy định này đã khiến công nghệ xua đuổi gia cầm di cư và bảo vệ vật nuôi trước dịch bệnh bằng tia laser trở thành cứu cánh cho người chăn nuôi. Vì đã được thuần hóa nên đàn gà mái trong trại nuôi không bị ảnh hưởng bởi tia laser.
Hiệp hội Sản xuất Trứng gà hữu cơ Anh cho biết, người tiêu dùng Anh yêu thích các sản phẩm gia cầm chăn thả tự nhiên. Nhưng khi dịch cúm bùng phát, đàn gia cầm nuôi thả tự nhiên đối mặt nhiều rủi ro lây nhiễm dịch bệnh từ các đàn chim hoang dã. Do đó, để đảm bảo vừa có sản phẩm theo nhu cầu người tiêu dùng, vừa giúp người chăn nuôi tránh được rủi ro khi nuôi thả tự nhiên, công nghệ laser trở thành một biện pháp an toàn sinh học rất hiệu quả.
Để đảm bảo tính hiệu quả trong sản xuất và sự vận hành thông suốt của toàn trang trại, công nghệ laser vẫn phải song hành với các biện pháp an toàn sinh học truyền thống khác.
Related news
4 huyện vùng cao núi đá Hà Giang, người dân địa phương vẫn giữ được giống bò vàng, hay còn được gọi là bò “Kobe” của Việt Nam bởi chất lượng thịt đặc biệt ngon
Trên bờ vuông người dân còn trồng thêm cây so đũa và các loại cây khác, nguồn thức ăn cho con dê rất dồi dào, không tốn chi phí.
Với mục đích khai thác tiềm năng của địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập và giúp đỡ người dân, năm 2013 Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình làm đầu mối hỗ trợ bà con