Anh Bá Khánh Nuôi Cừu Vỗ Béo Hiệu Quả
Anh Bá Khánh, thôn Như Bình, xã Phước Thái (Ninh Phước) là nông dân đầu tiên trong xã nuôi cừu vỗ béo đạt hiệu quả kinh tế.
Nhiều năm tận tụy với nghề chăn nuôi gia súc, trong đó, cừu là vật nuôi ổn định, lâu dài nhất. Gia đình anh luôn duy trì đàn cừu 100 con, hàng năm thu nhập 30 – 40 triệu đồng. Đầu năm 2013, anh đầu tư 15 triệu đồng mua 10 con cừu, bắt đầu áp dụng mô hình nuôi cừu vỗ béo. Ban đầu mỗi con nặng 15 kg, sau 3 tháng vỗ béo đạt 30 kg, gấp 2 lần so với trọng lượng ban đầu. Giá cừu thịt đang ở mức cao, anh Khánh vừa xuất bán lứa thứ hai với 110.000 đồng/ kg, thu tiền lãi 15 triệu đồng.
Thức ăn của cừu đơn giản, dễ kiếm, chủ yếu là cỏ, rau muống, cám bột xay. Anh Khánh cho biết, chi phí nuôi cừu thấp, không tốn nhiều công chăm sóc, dễ bán, giá cao. Hiện xã Phước Thái có thêm 20 hộ nuôi cừu vỗ béo, góp phần cải thiện thu nhập cho gia đình.
Related news
An Giang là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, trong đó cây màu phát triển rất mạnh và còn nhiều tiềm năng. Để khai thác hiệu quả hơn tiềm năng đó, đặc biệt là tạo ra sản phẩm sạch chất lượng, năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tỉnh đang triển khai mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một số địa phương, trong đó huyện An Phú được chọn thí điểm 2 mô hình ở xã Phú Hữu và Khánh An.
Sau nhiều năm nghiên cứu, tiếp thu khoa học công nghệ mới, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa (trên địa bàn xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa) đã chủ động ứng dụng công nghệ dùng men vi sinh sản xuất tôm giống sạch; ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật sản xuất đa dạng đối tượng giống thủy sản phục vụ nhu cầu thả nuôi luân canh, xen canh với tôm sú.
Theo lịch thời vụ, các hồ đã tiến hành thả tôm giống đợt 1 năm 2013 được gần 20 ngày. Nhưng nhiều vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trong tỉnh hiện vẫn án binh bất động. Nhiều diện tích hồ nuôi tôm trên cát bỏ hoang phế vì liên tục thất bại.