Agribank Hạ Lãi Suất Cho Vay

Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn đối với sản xuất nông - lâm - ngư - diêm nghiệp thấp nhất là 15,5%/năm, lãi suất cho vay thu mua, chế biến, XK hàng nông sản, thực phẩm và sản xuất, XK các sản phẩm hàng hóa khác thấp nhất là 14,5%/năm. Lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh đối với các ngành nghề khác thấp nhất là 17%/năm.
Ngoài ra, lãi suất cho vay trung hạn đối với các khu vực sản xuất, thu mua, chế biến và XK nông, lâm sản, thực phẩm lần lượt là 17%, 17,5%, 18% và cho các ngành nghề khác là 18,5%/năm. Lãi suất cho vay dài hạn thấp nhất ở mức 19%.
Việc giảm lãi suất cho vay trên diện rộng, đối với hầu hết khách hàng vay vốn là sự chia sẻ lợi ích tài chính của Agribank đối với cộng đồng khách hàng mà chủ yếu là các hộ sản xuất, DN ở địa bàn nông nghiệp, nông thôn; tạo điều kiện cho các hộ sản xuất, DN tiếp cận nhiều hơn vốn vay của Agribank để sản xuất kinh doanh các ngành nghề phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Ở Phú Yên, phân bò đang trở nên đắt hàng, được xuất bán ra nhiều tỉnh. Có những thời điểm mưa kéo dài, giá phân bò xuống thấp nhưng nhiều người vẫn đổ xô đem bán, trong khi đó các cánh đồng đang kiệt sức vì thiếu phân bò làm ”vốn” dinh dưỡng.

Thống kê sơ bộ của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), mỗi địa phương vùng ĐBSCL canh tác khoảng 20-30 giống lúa khác nhau cho mỗi vụ lúa. Nhiều ý kiến cho rằng: Trong cùng một cánh đồng, sản xuất nhiều giống khác nhau khiến chất lượng lúa gạo không đồng đều và giá trị thương mại của sản xuất lúa gạo không cao.

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân, Hội Nông dân xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết - Bình Thuận) triển khai thí điểm mô hình trồng nấm rơm bước đầu đem lại hiệu quả.