Giá / Mô hình kinh tế

7 Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Phân Bón

7 Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Phân Bón
Tác giả: 
Ngày đăng: 10/06/2012

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học thì bà con trồng lúa ở ĐBSCL nên áp dụng phân bón theo công thức: Vụ đông xuân là 100 N - 40 P2O5 - 30 K2O (kg/ha) và vụ hè thu là 80 N - 40 P2O5 - 30 K2O (kg/ha).

Tuy nhiên, theo số liệu điều tra của Viện Lúa ĐBSCL thì bà con ta đã bón thừa ở tất cả các vụ. Chỉ tính riêng phân đạm, bà con đã bón thừa trong vụ đông xuân là 41kg urê và vụ hè thu là 97kg (gần 2 bao), quy ra tiền đã lãng phí từ gần 400.000 - 920.000 đồng/ha. Từ đó, chúng tôi thấy thực sự cần thiết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón như sau:

Một là, dựa vào các kết quả nghiên cứu về phân bón cho từng vùng để tập huấn cho nông dân hiệu quả kinh tế của việc áp dụng các mức phân bón phù hợp. Vì bón thừa, năng suất không tăng hoặc tăng rất ít, mà còn gây ra lãng phí đầu vào cùng nhiều tác hại khác .

Hai là, tập huấn cho bà con hiểu biết cách tính toán lượng phân thương phẩm của từng loại bón trên 1ha dựa theo công thức khuyến cáo cho từng khu vực đất cụ thể, tránh gây lãng phí như kết quả điều tra trên đây.

Ba là, trang bị cho nông dân biết và chủ động áp dụng bón phân theo bảng so màu lá lúa, vừa tiết kiệm được phân đạm bình quân trên dưới 50kg/ha mà vẫn đảm bảo được năng suất và chất lượng lúa, vừa giảm tác hại đến môi trường do bón thừa đạm rửa trôi vào đất và nước.

Bốn là, nghiên cứu về bón phân theo từng vùng riêng biệt (SSNM) theo khuyến cáo của Viện Lúa Quốc tế (IRRI). Có những thí nghiệm và thực nghiệm về đất và phân bón áp dụng cho từng tiểu vùng đất cụ thể với liều lượng phân bón có hiệu quả nhất. Vì hiện nay những tài liệu khuyến cáo về phân bón có khi còn mang tính chung chung cho một vùng rộng lớn và đã quá cũ, có thể không còn phù hợp hay sát thực tế nữa.

Năm là, cũng như thuốc BVTV, bà con cần áp dụng “nguyên tắc 5 đúng” trong phân bón (bón đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời kỳ, đúng phương pháp và đúng thời gian cách ly).

Sáu là, trong điều kiện hiện nay giá phân bón tăng chóng mặt, đặc biệt là các loại phân ngoại nhập và hỗn hợp, theo tính toán của chúng tôi thì cùng một công thức phân bón nhưng nếu bà con áp dụng phân đơn có thể giúp tiết kiệm khoảng 500.000 đồng/ha trở lên.

Bảy là, thường xuyên khảo sát và kiểm tra số lượng, chất lượng các loại phân sản xuất/bán trên thị trường và có biện pháp xử lý đúng mức những trường hợp sai phạm gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống của bà con nông dân.

Có thể bạn quan tâm

Vụ Tôm Càng Xanh Kém Vui Ở Tam Nông (Đồng Tháp) Vụ Tôm Càng Xanh Kém Vui Ở Tam Nông (Đồng Tháp)

Vụ nuôi tôm gần đây, toàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã có 122 hộ nuôi tôm trên ruộng, với tổng diện tích 752,8 ha (giảm 55,2 ha so năm trước). Đến nay, hầu hết các hộ nuôi đã cơ bản thu hoạch dứt điểm, đạt tổng sản lượng hơn 903 tấn tôm càng xanh thương phẩm. Trong đó, có trên 560 tấn tôm thịt và 343 tấn tôm trứng.

10/06/2012
Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Nuôi Tôm Sú Luân Canh Trên Nền Ruộng Muối Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Nuôi Tôm Sú Luân Canh Trên Nền Ruộng Muối

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện mô hình nuôi tôm sú luân canh trên nền ruộng muối tại hộ gia đình ông Huỳnh Văn Thuyết ở ấp An Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền với quy mô 1000 m2.

10/06/2012
Triển Vọng Cây Ca Cao Trên Đất Sông Hinh Ở Phú Yên Triển Vọng Cây Ca Cao Trên Đất Sông Hinh Ở Phú Yên

Ngoài cây cao su, những năm gần đây huyện Sông Hinh (Phú Yên) chú trọng mở rộng diện tích trồng cây ca cao, trong đó có mô hình trồng ca cao dưới tán rừng, mở đầu cho một dự án quy mô lớn, có diện tích hàng trăm hecta, nhằm nâng cao đời sống nhân dân trong vùng hưởng lợi và tích cực bảo vệ rừng.

10/06/2012