5 Phương pháp tiếp cận nuôi trồng thủy sản bền vững
Có một nhu cầu khổng lồ cho hải sản trên khắp thế giới. Hải sản chiếm 1/6 trên tất cả động vật dựa trên mức protein được tiêu thụ trên toàn thế giới. Do sự gia tăng nhu cầu về hải sản dẫn đến nhu cầu nuôi trồng thủy sản bền vững.
Nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng kể từ khi nguồn cung cá đánh bắt tự nhiên đạt đến đỉnh điểm vào những năm 1990, ngành nuôi trồng thủy sản hoặc nuôi cá trang trại đã phát triển nhanh chóng. Nhu cầu của thế giới đối với hải sản đã tăng lên, vì vậy để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đó mà nuôi trồng thủy sản cũng tăng sản lượng. Sản lượng hải sản thông qua nuôi trồng thủy sản đã tăng gấp đôi từ năm 2000 đến 2012 và sản lượng cần phải tăng gấp đôi lần nữa từ nay đến năm 2050 để đáp ứng nhu cầu protein của dân số toàn cầu ngày càng tăng.
Tăng trưởng trong nuôi trồng thủy sản bền vững có khả thi hay không?
Tăng trưởng nuôi trồng thủy sản là hoàn toàn cần thiết để đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong tương lai. Tuy nhiên, giống như bất kỳ lĩnh vực nông nghiệp khác, nó cũng có những mặt hạn chế. Một trong những tác động lớn nhất của nuôi trồng thủy sản là sự tác động không tốt đối với môi trường. Một số tập quán trong nuôi trồng thủy sản không duy trì tiêu chuẩn và tuân theo các tập quán trong nuôi trồng thủy sản bền vững, tác động tiêu cực đến môi trường và cũng gây áp lực lên sự phát triển của cá trong tự nhiên bằng sự thay đổi môi trường sống và sử dụng cá đánh bắt tự nhiên làm thức ăn cho cá nuôi. Nuôi trồng thủy sản cũng đã làm nhiễm bẩn môi trường sống của các loài cá tự nhiên bằng chất thải ô nhiễm và bệnh tật.
Câu hỏi vẫn còn là: liệu tăng trưởng trong nuôi trồng thủy sản bền vững có khả thi hay không? Có thể tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản mà không làm tăng tác động đối với môi trường hay không? Nuôi trồng thủy sản bền vững là một thách thức thực sự. Dưới đây là năm cách để làm cho nuôi trồng thủy sản bền vững.
Dựa trên nghiên cứu của chúng tôi, đây là năm cách để đạt được sự tăng trưởng sản lượng trong nuôi trồng thủy sản bền vững.
1. Đầu tư vào công nghệ mới
Ngành nuôi trồng thủy sản còn khá mới so với ngành chăn nuôi. Cần nhiều nghiên cứu hơn trong việc phát triển các kỹ thuật mới, ý tưởng và phương pháp bền vững trong cách thức chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh, kiểm soát cỏ dại và cho ăn. Khoa học và công nghệ có thể đóng vai trò chính trong việc phát triển các hệ thống sản xuất có tác động chậm để bổ sung cho các phương pháp truyền thống.
Công nghệ luôn đóng một vai trò quan trọng trong nông nghiệp bền vững. Ở mọi nơi trên thế giới, cần có nhiều hơn các nghiên cứu khoa học và sự phát triển khoa học được thực hiện bởi chính phủ, cá nhân, nông dân hoặc viện nghiên cứu, để tìm ra các phương pháp thúc đẩy sản xuất bền vững.
2. Giảm sự phụ thuộc vào đánh bắt cá đại dương để làm thức ăn
Chuyển từ thức ăn có nguồn gốc từ cá hoặc dầu cá sang thức ăn có nguồn gốc từ thực vật được trồng trong các nông trại bền vững có thể là một bước hướng tới nuôi trồng thủy sản bền vững. Sử dụng cá đánh bắt tự nhiên hoặc cá con ở đại dương để làm thức ăn thì không bền vững. Ví dụ, cần một số lượng lớn cá được đánh bắt tự nhiên để nuôi cá hồi trong các trang trại. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Nature, “hơn ba pound cá tự nhiên như cá cơm, cá trích, cá mòi, cá mòi dầu, cá thu là cần thiết để sản xuất một pound cá hồi nuôi có thể bán được.” (Nguồn: Chiến dịch Cá Hồi sạch - Nâng cao tiêu chuẩn cho trang trại nuôi cá nổi)
3. Tập trung vào các tác động môi trường ngoài các trang trại cá nhân
Thay vì tập trung vào các trang trại riêng lẻ, việc lập kế hoạch bên ngoài khu vực trang trại là cần thiết, đặc biệt nếu có nhiều trang trại hoạt động trong một khu vực cụ thể. Các tác động môi trường chồng chất có thể bị phóng đại nhiều lần nếu nhiều trang trại đang hoạt động trong một khu vực nhỏ. Ngay cả khi họ tuân thủ pháp luật và các quy định thì những thiệt hại về môi trường, ô nhiễm nguồn nước và bệnh tật có thể trở thành một vấn đề.
Ông Richard Waite thuộc Viện Tài nguyên Thế giới cho biết: “Quy hoạch và phân vùng không gian có thể đảm bảo rằng các hoạt động nuôi trồng thủy sản duy trì số lượng động vật mà hệ sinh thái xung quanh có thể cung cấp thức ăn và cũng có thể giảm bớt xung đột trong sử dụng nguồn tài nguyên.”
4. Phần thưởng cho nông nghiệp bền vững
Chính sách của chính phủ hoặc chủ tư nhân có thể thiết kế phần thưởng cho nông dân bền vững để khuyến khích họ, giáo dục họ và hỗ trợ họ đến với nông nghiệp bền vững. Nhiều tổ chức chính phủ và tư nhân cần phải đề xuất và phát triển một hệ thống nhằm mục đích hỗ trợ nông dân địa phương.
Trong nhiều khu vực, mọi người không nhận thức được tác động tiêu cực của một số tập quán nông nghiệp, hoặc có thể họ chưa biết về các phương pháp sản xuất mới nhất. Một số nông dân thiếu kinh phí thích hợp để nâng cấp các hệ thống truyền thống của họ. Đưa ra chương trình đào tạo và phương tiện miễn phí về các tài nguyên như cấp nước và phương pháp xử lý nước thải bền vững có thể dẫn đường cho các tiêu chuẩn toàn cầu và bền vững.
5. Ăn hải sản bền vững
Được biết người tiêu dùng có thể tạo ra hàng loạt sự khác biệt về tiêu thụ hải sản. Ăn hải sản bền vững có nghĩa là tiêu thụ cá được nuôi và đánh bắt một cách bền vững, mà không đánh bắt quá mức, hoặc gây thiệt hại cho hệ sinh thái và môi trường sống tự nhiên. Do đó, ăn cá bền vững có nghĩa là ăn các loài cá bậc thấp trong chuỗi thức ăn, chẳng hạn như cá rô phi, cá trê, cá chép và loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ và ăn ít cá lớn như cá hồi, cá mập, cá ngừ hoặc cá kiếm. Hãy nhớ rằng cá càng già càng độc và cũng là một trong những nhóm hải sản dễ bị tuyệt chủng nhất.
Phần kết luận
Với nhu cầu ngày càng tăng đối với hải sản và cá đánh bắt tự nhiên đang bị đe dọa liên tục, thế giới ngày nay cần có nuôi trồng thủy sản bền vững. Thông tin và đào tạo có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc khuyến khích nuôi trồng thủy sản bền vững, cùng với sự khuyến khích của chính phủ và tư nhân, lập kế hoạch và giám sát cấp toàn cầu. Người tiêu dùng cũng có thể đóng một vai trò thiết yếu bằng cách ăn hải sản bền vững; ăn cá mà không cần một lượng lớn cá đánh bắt tự nhiên để làm dịu áp lực lên hệ sinh thái biển.
Có thể bạn quan tâm
Lâu nay, người dân huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau quanh năm chỉ biết đến việc nuôi tôm theo hình thức quảng canh. Hiện nay, việc nuôi theo cách truyền thống không còn đem lại lợi nhuận bởi nguồn nước bị ô nhiễm, tôm giống kém chất lượng tràn lan trên thị trường, dẫn đến việc tôm bị hao hụt, kém năng suất.
Quảng Yên (Quảng Ninh) có hơn 30km bờ biển, trên 12.000ha đất bãi bồi cửa sông, ven biển tập trung ở khu vực cửa sông Bạch Đằng như Đầm nhà Mạc, Cái Tráp, Đầm Soài và các xã Hà An, Tân An, Minh Thành, Hoàng Tân... rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Vừa qua, tại khách sạn Quê Tôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với WWF – Việt Nam (Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên) tổ chức ký kết hợp đồng “Sản xuất và tiêu thụ tôm theo tiêu chuẩn ASC (viết tắt của Hội đồng Quản lý nuôi trồng thuỷ sản)”. Tham dự có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại diện Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex), các thành viên Hợp tác xã nuôi tôm Hòa Nghĩa (Vĩnh Châu) cùng một số đơn vị mua tôm ở Đan Mạch và Na Uy.