Giá / Tin nông nghiệp

3 cùng với đồng bào trồng rừng

3 cùng với đồng bào trồng rừng
Tác giả: Đinh Tuấn
Ngày đăng: 18/02/2016

Ở những địa phương thuận lợi về thời tiết, người dân còn tranh thủ trồng xen canh gối vụ để tăng thêm sản lượng gỗ. Tại những nơi ít mưa như các huyện thuộc phía tây Yên Bái, việc trồng rừng khó khăn hơn nhưng công tác trồng rừng cũng được triển khai hiệu quả.

Bà Hà Thị Liên ở xã Vũ Linh, huyện Yên Bình phấn khởi nói: "Trồng rừng nhiều cái lợi, thứ nhất là phủ xanh đất trống đồi trọc, thứ hai là tăng thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu, có thể mua sắm được các phương tiện sinh hoạt...".

Vào mỗi vụ trồng rừng, các huyện, thị xã đều tăng cường hàng trăm lượt cán bộ kỹ thuật “3 cùng” để vận động, tuyên truyền hướng dẫn cho các chủ vườn ươm, nhân dân về kỹ thuật làm đất, gieo cây giống, trồng và chăm sóc rừng.

Ông Nguyễn Đức Điển - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết: "Yên Bình có nhiều điều kiện để phát triển trồng rừng, thuận lợi về giao thông, đất đai, bao tiêu sản phẩm, vì vậy ý thức phát triển nghề rừng của người dân  được nâng cao. Để hoàn thành chỉ tiêu, ngay từ đầu năm huyện đã xây dựng kế hoạch khai thác gỗ để có diện tích trồng rừng, chuẩn bị cây giống và có cơ chế hỗ trợ người dân".

Được biết, tỉnh Yên Bái hiện có khoảng 420.000ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt trên 61,2% và con số này đang tiếp tục được nâng cao khi mỗi năm các địa phương trong tỉnh trồng mới  trên 15.000ha rừng và luôn hoàn thành vượt mức.

Trước mỗi mùa trồng rừng, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh cùng các huyện, thị, thành phố và các đơn vị liên quan tiến hành rà soát, thiết kế, chuẩn bị đất và xây dựng kế hoạch giao cụ thể tới các xã. Song song với đó là chỉ đạo các huyện, thị, ban quản lý rừng các địa phương, nông lâm trường chuẩn bị cây giống các loại, đáp ứng đủ giống cho trồng rừng vụ xuân.

Ông Kiều Tư Giang - Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Yên Bái cho biết: “Xác định giống là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp, do vậy chúng tôi quản lý từ khâu nhập hạt, phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng Yên Bái. Nếu không phù hợp và không có trong danh mục nhập khẩu của Bộ NNTPTNT, của Cục Bảo vệ thực vật thì chúng tôi kiên quyết không đưa vào trồng”.


Có thể bạn quan tâm

Dấu ấn chủ nhiệm hợp tác xã Nguyễn Bá Thanh Dấu ấn chủ nhiệm hợp tác xã Nguyễn Bá Thanh

Thời bao cấp, làm Chủ nhiệm hợp tác xã (HTX) thường bị dân chửi nhiều lắm, nhưng với Chủ nhiệm HTX Nguyễn Bá Thanh thì ngược lại: Dân yêu mến, còn xã viên thì tôn sùng vô cùng. Đơn giản thôi, dưới bàn tay của ông, HTX Hòa Nhơn 3 (huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng) đã lột xác toàn diện…

18/02/2016
Xem người Quảng Trị đúc vàng đen - cao lá vằng Xem người Quảng Trị đúc vàng đen - cao lá vằng

Cao lá vằng được xem là vàng đen của người dân vùng Cùa (gồm 2 xã Cam Chính và Cam Nghĩa, thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị). Bởi vì, nhờ nghề nấu cao lá vằng mà nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên khá giả.

18/02/2016
Quê hương Thục Phán bứt tốp Quê hương Thục Phán bứt tốp

Dù chưa được công nhận là huyện nông thôn mới (NTM), nhưng so với các huyện khác của TP. Hà Nội, Đông Anh - quê hương của Thục Phán An Dương Vương đang dần bứt phá với nhiều tiêu chí vượt trội như thu nhập, cơ sở hạ tầng, môi trường…

18/02/2016