Prices / Tin thủy sản

10 mẹo chăn nuôi tôm hàng đầu - những điều cơ bản nhất - Phần 1

10 mẹo chăn nuôi tôm hàng đầu - những điều cơ bản nhất - Phần 1
Author: 2LUA.VN biên dịch
Publish date: Tuesday. February 2nd, 2021

Tuy việc chăn nuôi tôm không hề dễ dàng nhưng nếu hiểu đúng những điều cơ bản có thể giữ cho ao nuôi của bạn duy trì năng suất và sạch bệnh.

Công việc chăn nuôi tôm đòi hỏi hàng trăm hoạt động hàng ngày. Khi Alune học hỏi phương pháp làm việc và thiết kế các quy trình thao tác chuẩn (SOP) và các giải pháp dữ liệu dành cho các trang trại trên khắp đất nước Indonesia thì chúng tôi đã lưu giữ một danh sách các mẹo hàng đầu của mình. Một số mẹo có thể các bạn sẽ biết, nhưng có một số mẹo chúng tôi hy vọng chúng sẽ mới mẻ và hữu ích đối với trang trại của các bạn.

1. Khử trùng mọi thứ

Khử trùng là một bước quan trọng để cung cấp một môi trường sạch bệnh cho tôm. Trước khi bắt đầu thả giống, điều quan trọng là phải khử trùng tất cả các ngóc ngách của trang trại (bản thân ao nuôi, tất cả các thiết bị và nước nuôi) để đảm bảo rằng các mầm bệnh bị tiêu diệt và giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Đây là cách bắt đầu:

Khử trùng ao và thiết bị

Đầu tiên, vệ sinh ao và thiết bị bằng vòi xịt cao áp có chứa chất khử trùng. Khuyến nghị sử dụng 10 ppm axit trichloroisocyanuric (TCCA) và 30 ppm natri hypoclorit. Xem bên dưới để biết thêm về thời gian cho tiếp xúc và nồng độ được khuyến nghị khi khử trùng bằng clo.

Sau khi khử trùng, hãy cọ rửa lớp lót ao để đảm bảo rằng lớp màng sinh học được lấy đi. Sau đó, loại bỏ tất cả bùn đất còn sót lại của vụ nuôi trước đó vì đây là nguồn gốc của mầm bệnh và các thành phần có hại. Nếu trang trại bị dịch bệnh ở vụ nuôi trước đó thì hãy sử dụng vôi có độ pH lên tới mức 11 để diệt trừ các bào tử và ngăn chặn dịch bệnh bùng phát lại trong vụ nuôi tiếp theo.

Khử trùng nước

Khi khử trùng nước cần thực hiện hai bước: lọc sơ bộ và khử trùng. Đối với quá trình lọc sơ bộ, hãy sử dụng các bộ lọc có mắc lưới nhỏ hơn 200-300 micromet ở đầu nước chảy vào để ngăn chặn sự xâm nhập của các mầm bệnh, các động vật ăn thịt và chất rắn không mong muốn có thể lắng xuống. Các bộ lọc nên được bảo dưỡng thường xuyên bằng cách rửa chúng bằng nước sạch và loại bỏ cặn bẩn.

Đối với quá trình khử trùng nước, hãy sử dụng hóa chất khử trùng để diệt trừ hết các mầm bệnh. Nhỏ 20–30 ppm natri hypoclorit 60%, 0.5–2.5 ppm KMnO4 và 10 ppm TCCA vào trong nước lọc khoảng 24 tiếng đồng hồ. Duy trì sục khí đầy đủ trong suốt quá trình khử trùng bằng hóa chất. Để loại bỏ lượng clo còn sót lại, hãy sử dụng hàm lượng natri thiosulphat vừa đủ bằng cách nhân nồng độ clo còn lại lên ba lần. Cuối cùng, thực hiện thao tác này từ hai đến bảy lần trong 24 giờ.

An toàn sinh học là một trong những biện pháp quan trọng để ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh trong trang trại cũng như những mầm bệnh có thể bùng phát thêm trong khu vực; chúng không chỉ mang lại lợi ích cho một hộ nông dân mà còn mang lại lợi ích cho cả khu vực lân cận.

2. Cải thiện độ an toàn sinh học của bạn

Đối với hoạt động chăn nuôi tôm thì an toàn sinh học thường bị coi nhẹ vì đây chỉ là cơ sở hạ tầng bổ trợ không cần thiết và các thủ tục phức tạp cùng với lợi ích tiền tệ không rõ ràng. Tuy nhiên, tầm quan trọng của an toàn sinh học không thể được phóng đại vì đây là một trong những biện pháp quan trọng để ngăn ngừa dịch bệnh trong trang trại và cũng như các dịch bệnh bùng phát thêm trong khu vực; nó không chỉ mang lại lợi ích cho một hộ nông dân mà cho cả khu vực lân cận.

An toàn sinh học hoạt động bằng cách ngăn chặn sự xâm nhập của các mầm bệnh và loại trừ các mầm bệnh ra khỏi trang trại. Dưới đây là một số các biện pháp an toàn sinh học đơn giản nhất mà bạn có thể bắt đầu thực hiện tại trang trại của mình.

Sử dụng một lớp lót ao có vật liệu được sử dụng phổ biến nhất làm từ polyethylene tỷ trọng cao (HDPE). Sử dụng lớp lót ao cho phép kiểm soát nước dễ dàng hơn vì nước không tương tác trực tiếp với đất mà hoạt động tương tác này có thể gây ra phản ứng thiếu oxy phức tạp rất độc hại đối với tôm.

Bảo vệ trang trại bằng hàng rào nhằm ngăn chặn động vật hoang dã (chẳng hạn như cua) có thể đưa các mầm bệnh không mong muốn xâm nhập vào trang trại.

Kiểm soát sự di chuyển của con người và phương tiện, điều quan trọng là đảm bảo rằng tất cả nhân viên và du khách đều thực hiện các quy trình khử trùng và làm sạch trước và sau khi đi vào và làm việc. Tất cả các phương tiện phải làm thủ tục tương tự như vậy trước khi ra vào.

Để thức ăn và men vi sinh trong một phòng lưu trữ cụ thể để duy trì sự sạch sẽ, ngăn ngừa sự tiếp xúc với các vật trung gian bên ngoài có thể mắc bệnh và cung cấp nhiệt độ ổn định hơn để bảo quản thức ăn tốt hơn.

Đảm bảo có các phòng thí nghiệm trong khu vực vì phòng thí nghiệm rất quan trọng cho hai việc thiết yếu: đánh giá chất lượng nước và kiểm tra bệnh tật. Có một phòng thí nghiệm đáng tin cậy trong khu vực của bạn rất có lợi, vì nếu thực hiện kiểm tra tại địa phương thì nhanh hơn nhiều so với việc gửi mẫu nước hoặc mẫu tôm của bạn đến một thành phố khác.

Các biện pháp an toàn sinh học đơn giản như lưới và lớp lót ao có thể đi một chặng đường dài hướng tới mục đích ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát

3. Duy trì độ kiềm tối ưu

Độ kiềm là một trong những thông số chất lượng nước quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự dao động của độ pH và sự thay đổi trong thành phần vi khuẩn. Nên duy trì độ kiềm ở mức 120–150 ppm. Có thể duy trì độ kiềm bằng cách sử dụng các hợp chất bicacbonat, chẳng hạn như CaCO3, CaMg (CO3)2, CaO và Ca(OH)2. Thà rằng áp dụng các biện pháp xử lý định kỳ còn hơn là để xảy ra tình trạng độ kiềm tăng đột biến. Để tối đa hóa quá trình tăng độ kiềm thì lượng áp dụng trong mỗi lần xử lý không được vượt quá 20 ppm.

Để biết được lượng hợp chất bicacbonat thích hợp được sử dụng thì bạn cần biết nồng độ kiềm hiện tại mà đó là lý do tại sao quá trình đo đạc định kỳ lại trở nên quan trọng. Công thức đơn giản này có thể hỗ trợ:

(độ kiềm mục tiêu - độ kiềm hiện tại)*2

Quá trình xử lý độ kiềm được khuyến khích thực hiện vào ban đêm hoặc vào lúc sáng sớm. Các hợp chất bicarbonate sẽ phản ứng với các-bon đi-ô-xít (CO2) mà khí này có sẵn nhiều hơn vào ban đêm thông qua hoạt động hô hấp của tất cả các sinh vật.

4. Hiệu chuẩn tất cả các dụng cụ đo đạc của bạn

Nghe có vẻ đơn giản nhưng trước mỗi vụ nuôi hãy đảm bảo rằng tất cả các dụng cụ đo đạc của bạn đã được hiệu chuẩn. Những dụng cụ này bao gồm máy đo nồng độ oxy hòa tan (DO), máy đo độ pH, khúc xạ kế và bộ kiểm tra hóa học. Các dụng cụ không được hiệu chuẩn có thể gây ra lỗi nghiêm trọng dẫn đến việc quản lý sai lệch nghiêm trọng do dữ liệu không chính xác. Các dụng cụ đã được hiệu chuẩn có thể giúp bạn có được dữ liệu chính xác hơn về tình trạng của trang trại và cho phép họ đưa ra các quyết định có cơ sở hơn.

5. Đánh giá tôm giống (PL) và sức khỏe của tôm

Trước khi thả giống thì tôm giống từ các trại giống nên được kiểm tra thường xuyên (bằng mắt thường hoặc tốt hơn là bằng kính hiển vi). Sức khỏe tôm cũng nên được đánh giá mỗi tuần một lần sau khi thả giống. Điều này có lợi cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng tối ưu của tôm và phát hiện các dấu hiệu bệnh tật có thể xảy ra. Những điều quan trọng cần kiểm tra là liệu:

  • Tôm đang bơi lội tích cực
  • Hình thái của chúng bình thường
  • Ruột của chúng đầy
  • Chúng không có sinh vật ký sinh
  • Không bị vẩn đục trong cơ
  • Tỷ lệ chiều rộng cơ so với đường ruột là 3 : 1
  • Gan tụy to và sẫm màu
  • Mang có màu trắng hoặc hơi xám
  • Không có hắc tố melanin (thể hiện bằng các đốm từ màu đen đến nâu)
  • Không có cặn bẩn trên đầu tôm
  • Không có vết cắt hoặc vết xoắn trên cơ thể tôm

Related news

10 lý do đáng mừng cho nuôi trồng thủy sản vào năm 2021 10 lý do đáng mừng cho nuôi trồng thủy sản vào năm 2021

Những nhà hoạt động nuôi trồng thủy sản phần lớn có thể lạc quan về triển vọng của họ vào năm 2021, mặc dù có một số người nông dân

Tuesday. February 2nd, 2021
Umitron ra mắt hệ thống cân đo cá tự động Umitron ra mắt hệ thống cân đo cá tự động

Một hệ thống mới sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) để tự động đo kích thước của cá trong các cơ sở nuôi trồng thủy sản

Tuesday. February 2nd, 2021
Liệu các men vi sinh có thể giải quyết vấn đề ô nhiễm nước do nuôi trồng thủy sản không? Liệu các men vi sinh có thể giải quyết vấn đề ô nhiễm nước do nuôi trồng thủy sản không?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng men vi sinh bacillus có thể giúp các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản cải thiện sức khỏe và hiệu suất của cá

Tuesday. February 2nd, 2021