Thảo dược phòng ngừa các bệnh gan ruột tôm
Điều trị các bệnh gan, ruột tôm hiệu quả cao.
Trị dứt điểm tôm bị bệnh phân trắng.
Link sản phẩm: https://aecaqua.com/products/bo-3-gan-ruot-zym-thaid-liver-bio-pro-utines
CÔNG TY CP DẦU CÁ CHÂU Á (AFO).
AFO chuyên cung cấp các sản phẩm dầu cá basa,
cá tra
- Dầu, Mỡ cá Basa, cá tra dùng làm nguyên
liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước và xuất khẩu.
- Dầu xá tinh luyện dùng cho con người, sử
dụng cho tiêu dùng và trong bếp ăn công nghiệp chế biến thực phẩm,
- Dầu đặc tinh luyện dùng làm kem bơ,
shorterning, magarine,....
- Dầu đặc dùng trong xăng dầu biodiezen, nhớt
bôi trơn...
- phụ phẩm FFA dùng trog bôi trơn , diezen
*
cung cấp số lượng không giới hạn
Sản xuất trên dây truyền Desmet hiện đại nhất
Châu Âu.
Chất lượng kiểm định trên HACCP, FSSC22000,
ISO...
Bên A/C có nhu cầu sử dụng, thương mại xuất
khẩu xin liên hệ:
Mr.Kiên
0399259507 (ZALO)
email : hoangkien@afo.com.vn
QL80 An Thạnh, Bình Thành, Lấp Vò, Đồng Tháp.
Chữa trị bệnh thú cưng chó mèo, gia súc, gia cầm tại An Giang
Bác sĩ thú y Thanh Nhã hơn 40 năm điều trị
Link bài viết chi tiết: https://drtom.vn/ao-tom-co-nhieu-bot.html
Ao tôm nuôi lâu ngày xuất hiện nhiều bọt trắng lâu tan, gây ảnh hưởng đến hàm lượng oxy, khiến tôm giảm ăn, chậm lớn, còi cọc, năng suất thấp. Vậy nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng ao tôm có nhiều bọt trắng là gì? Hãy cùng Dr.Tom đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân khiến ao tôm có nhiều bọt lâu tan
Ao xuất hiện khí độc và tảo chết là hai tác nhân chính khiến bọt nước khó tan ao nuôi tôm, đôi khi nước còn có hiện tượng màu xanh, làm giảm hàm lượng oxy trong ao nuôi. Nguyên nhân có thể do khí độc, tảo tàn, ngoài ra còn do tôm lột xác nhiều đồng loạt, ao sau khi xử lý hóa chất như edta, vôi,…
– Khí độc trong ao nuôi tôm: Ao có nhiều chất thải tích tụ lại xuất hiện các loại khí độc như H2S, NH3, gây thiếu oxy hòa tan trong nước, thậm chí có nhiều trường hợp khiến tôm bị nhiễm độc và chết hàng loạt. Ngoài ra, ao nuôi có thể xuất hiện một số loại khí độc khác như Metan, CO2 sinh ra trong quá trình phân hủy chất hữu cơ.
– Hiện tượng tảo chết, tảo tàn: Tảo trong ao chết cũng là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng nước xấu đi, xuất hiện các bọt trắng lâu tan khi chạy quạt nước.
Ao tôm xuất hiện bọt trắng nếu không xử lý kịp thời sẽ khiến tôm giảm ăn, sức đề kháng yếu và dễ mắc bệnh, thậm chí gây chết hàng loạt.
Vậy khi ao tôm có nhiều bọt trắng thì xử lý thế nào?
– Khi phát hiện bọt nhớt trong ao tôm, bà con kiểm tra trong ao có xuất hiện các loại khí độc như H2S, NH3, nếu có thì sử dụng vi sinh Bac-Up để hấp thụ khí độc với liều lượng 1 gói Bac-Up+100l nước+500g hỗn hợp dinh dưỡng General, Nutrients Pack tạt đều xuống ao với 2000 mét khối tương ứng với 1 hỗn hợp trên. Đồng thời, giảm lượng thức ăn xuống 1 nửa so với mức thông thường trong quá trình xử lý cho đến khi hết lượng khí độc thì tăng lượng thức ăn trở lại bình thường.
– Trong trường hợp ao xuất hiện nhiều váng trên mặt nước do tảo chết thì cần vớt hết tảo, sử dụng Bac-Up để ổn định màu nước, giảm tảo trong ao nuôi. Sau 2 ngày sử dụng Bottom-Up để phân hủy xác tảo, cặn bã dư thừa, làm sạch đáy ao, đồng thời duy trì và tăng cường quạt nước để cung cấp Oxy cho ao nuôi.
– Kiểm tra độ kiềm, độ pH trong nước để điều chỉnh sao cho phù hợp, nếu pH thấp thì cần bón vôi mỗi lần 1 ít vào khi vực có nhiều chất thải tích tụ, điều chỉnh độ pH từ 7,5-8,3 là phù hợp nhất.
– Đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong ao > 4ppm
– Bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất và men tiêu hóa có lợi vào khẩu phẩn thức ăn của tôm, giúp tôm hồi phục sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch tiêu hóa và kích thích săn mồi bình thường.
– Sử dụng PCR Pockit Xpress nhằm kiểm tra xem tôm có bị nhiễm bệnh hay không để tìm phương pháp điều trị kịp thời.
Để ngăn ngừa hiện tượng bọt trắng lâu tan trong ao nuôi, bà con cần thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường, quản lý tảo, cho ăn vừa phải, tránh lượng thức ăn dư thừa tích tụ lâu ngày làm ô nhiễm môi trường ao nuôi. Đồng thời thường xuyên sử dụng chế phẩm vi sinh trong quá trình nuôi để làm sạch, ổn định màu nước, giảm thiểu các mầm bệnh phát triển gây bệnh cho tôm.
Hiện tượng ao tôm có nhiều bọt trắng lâu tan không gây chết hàng loạt như các bệnh đốm đen, đốm trắng,… nhưng nếu không cải tảo ao nuôi kịp thời sẽ khiến tôm còi cọc, chậm lớn, dịch bệnh lây lan gây thiệt hại không hề nhỏ đối với vụ nuôi.
Link bài viết chi tiết: https://drtom.vn/tom-an-gi-tot-nhat.html
Tôm ăn gì? Thức ăn của tôm bao gồm những loại nào? Đây là những câu hỏi đang nhận được nhiều sự quan tâm của bà con nuôi tôm mới bước vào nghề. Đối với ngành nuôi tôm, tùy theo phương thức sản xuất khác nhau mà việc sử dụng thức ăn cung cấp cho nhu cầu của tôm cũng khác nhau. Đối với hình thức nuôi quảng canh, thức ăn tự nhiên là chủ yếu, tuy nhiên đối với hình thức thâm canh hoặc bán thâm canh thì thức ăn nhân tạo thay thế gần như hoàn toàn thức ăn tự nhiên, đặc biệt là nuôi thâm canh và siêu thâm canh.
Thông qua quá trình nuôi thực tiễn cho thấy, chi phí thức ăn của tôm nuôi chiếm từ 50 – 60% giá thành sản xuất. Do đó, nếu bà con quản lý thức ăn không tốt không những làm tăng chi phí mà còn gây ô nhiễm môi trường ao nuôi ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm.
Vậy sử dụng thức ăn cho tôm như thế nào là phù hợp?
Thức ăn của tôm có thể chia thành 3 loại chính như sau:
– Thức ăn tự nhiên bao gồm các loại phiêu sinh vật, các mùn bã hữu cơ, các loại thực vật sống trong nước,…
– Thực ăn tự chế từ ốc, cá vụn, phụ phẩm công nghiệp
– Thức ăn công nghiệp cung cấp bởi các nhà sản xuất uy tín trên thị trường
Tôm ăn gì còn tùy vào hình thức và quy mô thả nuôi mà bà con có thể lựa chọn các loại thức ăn cho tôm phù hợp giúp tôm tăng trưởng và phát triển nhanh, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản xuất.
Cho tôm ăn đúng cách
Trong quá trình nuôi từ khi thả giống đến lúc gần thu hoạch, việc điều chỉnh lượng thức ăn và cách cho ăn là rất quan trọng.
– Giai đoạn nhỏ tôm ăn gần bờ vì vậy ta nên rải thức ăn cách xa bờ khoảng 2m trở lại, trong giai đoạn này ta nên tăng cường bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho tôm, tăng sức đề kháng để chống chọi lại các yếu tố bất lợi từ môi trường.
– Sau 10-15 ngày ta nên bổ sung khoáng chất và Vitamin vào thức ăn theo chỉ định để giúp tôm tăng sức đề kháng, tránh hiện tượng tôm thiếu khoáng dẫn đến cong thân, đục cơ.
– Tháng đầu tiên ta nên quản lý thức ăn tốt, vì nếu thức ăn dư thừa sẻ làm môi trường biến động, tảo phát triển nhiều ảnh hưởng đến tôm nuôi. Giai đoạn bắt đầu tháng thứ 2 ta có thể dựa vào nhá để tính toán lượng thức ăn sau cho phù hợp.
– Trong quá trình nuôi Dr.Tom khuyến cáo bà con nên bổ sung thêm vi sinh có lợi cho đường ruột, các sản phẩm tăng cường chức năng gan, hấp thu độc tố từ tảo, nấm mốc, khoáng, vitamin và tăng trọng,…
=> Lưu ý: Tôm mới thả có thể cho ăn với 5 – 6 cử/ngày, khi tôm được 30 ngày tuổi thì có thể giảm xuống còn 5 hoặc 4 cử/ngày. Lượng thức ăn của mỗi bữa có thể tương đương nhau hoặc điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe tôm, thời tiết, màu nước,…
Tham khảo men tiêu hóa có lợi CompreZyme
CompreZyme là loại men tiêu hóa có lợi, khi trộn với thức ăn có thể giúp giảm hệ số chuyển đổi thức ăn FCR đồng thời làm giảm các nguồn dinh dưỡng tự do trong ao nuôi (nguyên nhân phát sinh hiện tượng tảo nở hoa và sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt, các chuỗi axit amin ngắn này cũng có thể cải thiện hệ miễn dịch cho tôm.
=> Liều lượng dùng: Trộn 1 gói CompreZyme với 1 tấn thức ăn cho ăn mỗi ngày 1 lần.
Với những giải đáp vừa rồi về thức ăn của tôm ăn gì? Thức ăn của tôm bao gồm những loại nào?, hy vọng sẽ giúp quý bà con có thêm kiến thức, từ đó áp dụng vào quy trình quản lý thức ăn cho tôm nuôi một cách tốt nhất. Để được Dr.Tom tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ đến số Hotline 19002620.