Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ý tưởng về mô hình cộng đồng quản lý đốm nâu

Ý tưởng về mô hình cộng đồng quản lý đốm nâu
Ngày đăng: 09/06/2015

Từ thực tế đó, ý tưởng về mô hình cộng đồng quản lý đốm nâu đã được kỹ sư Trần Minh Tân - Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh hình thành. Với phương châm “đồng loạt, thường xuyên, liên tục và mọi người đều có trách nhiệm”, đây là mô hình được dựa trên cơ sở thực tiễn việc cộng đồng quản lý rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa đã mang lại hiệu quả những năm gần đây.

Theo đó, hình thức của mô hình là hình thành từng nhóm hoặc tổ với khoảng 30 - 40 hộ, liền canh liền cư để dễ kiểm soát và nhắc nhở nhau. Hàng tháng phải sinh hoạt định kỳ. Mục đích nhằm đánh giá những việc đã làm được trong tháng, những tồn tại cần khắc phục và dự kiến kế hoạch tháng tới.

Quá trình thực hiện sẽ có cán bộ kỹ thuật của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh đến sinh hoạt, kiểm tra để giúp nông dân thực hiện tốt hơn. Thông qua mô hình, mọi người đều có trách nhiệm với gia đình mình và cộng đồng trong việc quản lý sâu bệnh trên cây trồng.

Kỹ sư Tân chia sẻ: “Thuận lợi của mô hình là làm giảm áp lực của tình hình sâu bệnh trên thanh long, tăng thu nhập cho bà con. Mặt khác góp phần tránh tình trạng sử dụng phân và thuốc BVTV giả và dư lượng thuốc BVTV trên thanh long. Tuy nhiên, cái khó của mô hình này là phải chọn được các nhóm trưởng hay tổ trưởng là người có uy tín và tinh thần trách nhiệm. Mặt khác, kinh phí thực hiện cũng là một vấn đề”.

Chưa được triển khai

Tâm huyết với ý tưởng mô hình cộng đồng quản lý đốm nâu từ năm 2014, nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai thực hiện tại các địa phương. Đó là tâm tư của kỹ sư Tân, bởi nhiều lý do khác nhau, trong đó có vấn đề kinh phí và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức... Thực tế hiện nay, người trồng thanh long trong tỉnh chủ yếu tự lo trên mảnh vườn của mình.

Mặc dù có tham gia các lớp tập huấn, hội thảo kỹ thuật...nhưng việc vệ sinh tiêu hủy những cành bệnh vẫn chưa đảm bảo. Có thể nhắc đến trong đợt cao điểm phòng, chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long tại địa bàn tỉnh vừa qua đã có kết quả khả quan. Nhiều mô hình xử lý cành thanh long bị bệnh được triển khai thực hiện có hiệu quả, được người dân đồng tình hưởng ứng nhân rộng. Công tác vệ sinh vườn, thu gom tàn dư cành, trái thanh long tại các nơi công cộng được quan tâm xử lý.

Nhiều địa phương có cách làm hay trong công tác tuyên truyền như treo băng rôn nơi công cộng, tuyên truyền không những đối với người sản xuất mà cả các cơ sở thu mua, sơ chế thanh long để tiêu hủy nguồn bệnh... Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nông dân chưa nắm chắc, đặc biệt người dân còn tâm lý chờ đợi thuốc BVTV đặc trị nên chưa tin tưởng quy trình phòng chống và xử lý bệnh của cơ quan chuyên môn. Diện tích vườn thanh long được tiến hành vệ sinh còn ít do người dân ngại tốn công cắt tỉa cành bệnh, cành già… (đạt 30% diện tích thanh long toàn tỉnh).

Việc chặt tỉa cành bệnh và ủ với chế phẩm BIO-ADB chưa nhiều, kết quả thu gom cành thanh long ở nơi công cộng còn thấp so với yêu cầu. Những tồn tại này là nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ bùng phát bệnh đốm nâu trên thanh long rất cao. Nếu không tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống quyết liệt hơn thì bệnh đốm nâu có thể sẽ bùng phát và lây lan mạnh trong mùa mưa năm 2015.

Trở lại với ý tưởng mô hình “Cộng đồng quản lý đốm nâu” của kỹ sư Trần Minh Tân, trong bối cảnh hiện cả nước chưa có thuốc đặc trị bệnh đốm nâu trên thanh long, thiết nghĩ song song việc thực hiện theo quy trình phòng trừ đốm nâu của Cục BVTV đã ban hành, ngành nông nghiệp tỉnh, người trồng thanh long các địa phương...nên quan tâm, cùng “bắt tay” nhau thực hiện mô hình này cùng với niềm hy vọng sẽ đẩy lùi được bệnh đốm nâu...


Có thể bạn quan tâm

Ứng Dụng Công Nghệ Biofloc Trong Nuôi Thâm Canh Cá Rô Phi Thương Phẩm Ứng Dụng Công Nghệ Biofloc Trong Nuôi Thâm Canh Cá Rô Phi Thương Phẩm

Tóm lại, việc ứng dụng BFT trong nuôi thâm canh cá rô phi thương phẩm đã đạt kết quả rõ rệt, thể hiện qua việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của cá nuôi, năng suất nuôi đạt cao, hiệu quả sử dụng thức ăn được cải thiện, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường ao nuôi. Tuy nhiên, theo nhận xét của nhóm nghiên cứu, mô hình này phù hợp với những cơ sở nuôi có khả năng đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ.

03/01/2015
Hội Nghị Tổng Kết Mô Hình Nuôi Thử Nghiệm Hàu Cửa Sông Thương Phẩm Hội Nghị Tổng Kết Mô Hình Nuôi Thử Nghiệm Hàu Cửa Sông Thương Phẩm

Chiều 30-12, UBND TX Quảng Yên phối hợp với Công ty CP nuôi trồng thủy sản công nghiệp Tân An, tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình nuôi thử nghiệm hàu cửa sông thương phẩm tại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung Đông Yên Hưng- TX Quảng Yên (Quảng Ninh).

03/01/2015
Cá Ngừ Đại Dương Việt Nam Xâm Nhập Thị Trường Nhật Bản Cá Ngừ Đại Dương Việt Nam Xâm Nhập Thị Trường Nhật Bản

Ngày 8/8/2014, 9 con cá ngừ đại dương của ngư dân tỉnh Bình Định được vận chuyển bằng đường hàng không đã chào bán tại Trung tâm đấu giá hải sản Nhật Bản. Kết quả thật bất ngờ, phần lớn cá ngừ được người Nhật mua với giá 1.200 Yên, tương đương 220.000 đồng/kg. Có con bán với giá 420.000 đồng/kg và duy nhất một con cá bán với giá thấp khoảng 250 Yên, tức chỉ 50.000 đồng/kg.

03/01/2015
Để Có Những Vụ Tôm Nuôi Ổn Định, Bền Vững… Để Có Những Vụ Tôm Nuôi Ổn Định, Bền Vững…

Trước tiên, hãy xem xét các điều kiện hạ tầng phục vụ có bảo đảm cho việc nuôi tôm, nhất là khi muốn nuôi tôm công nghiệp (NTCN) như: nguồn nước, đường điện, giao thông thuỷ bộ, đồng vốn, kiến thức quản lý và khả năng nắm bắt thông tin về thị trường vật tư, tình hình dịch bệnh…

03/01/2015
Ngư Dân Quỳnh Lưu Thu Hàng Trăm Triệu Đồng Trong Một Đêm Ngư Dân Quỳnh Lưu Thu Hàng Trăm Triệu Đồng Trong Một Đêm

Do sản lượng đánh bắt liên tục tăng cao nên trong tuần qua, giá cá bạc má, cá đốm có chiều hướng giảm, từ 35.000đ/kg xuống 25.000.đ/kg. Mặc dù giá cá giảm nhưng do sản lượng đánh bắt nhiều nên thu nhập của một số ngư dân huyện Quỳnh Lưu vẫn khá cao.

03/01/2015