Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trái mắc ca không biết tiêu thụ ở đâu

Trái mắc ca không biết tiêu thụ ở đâu
Ngày đăng: 22/07/2015

Ông Lưu Văn Khởi (xã Ea Tân, huyện Krông Năng) cho biết vườn mắc ca 300 cây trên diện tích 3ha của gia đình ông đã trồng được tám năm nhưng vẫn chưa bán được vụ nào.

“Năm ngoái thu được khoảng 50kg, nhưng đổ rụng nên tôi để ăn hết chứ có bán được đồng nào đâu. Nghe quảng cáo là cây “triệu đô”, sắp mở cơ sở chế biến ở Đắk Lắk, xuất khẩu sang Úc nên chúng tôi cũng trồng thử. Nhưng cho đến nay vẫn chưa biết bán cho ai, chưa biết chở đi đâu để thanh lý đống mắc ca này” - ông Khởi cho biết.

Ông Phan Xuân Hảo (Ea Tân) - chủ vườn mắc ca với 630 cây - cho biết đã mua giống với giá 80.000 đồng/cây, cộng cả chi phí ban đầu là gần 75 triệu đồng, được trạm giống cam kết là sau ba năm không đậu quả sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm.

“Nhưng đến nay đã hơn ba năm, rất nhiều cây không đậu quả, chúng tôi có thông báo cũng chưa thấy họ giúp đỡ gì” - ông Hảo bức xúc nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Rễ - trưởng Phòng NN&PTNT huyện Krông Năng - cho biết đã từng khuyến cáo người dân cẩn thận khi trồng loại cây này.

“Nhưng nhiều người dân nghe những thông tin về loại cây “triệu đô” từ các tổ chức cá nhân cung ứng và kinh doanh giống mắc ca nên đổ xô vào mua giống về trồng dẫn đến thua lỗ như hiện nay...” - ông Rễ nói.


Có thể bạn quan tâm

Không Nuôi Chim Yến Tại Các Khu Đô Thị Mới Và Khu Vực Trung Tâm TP. HCM Không Nuôi Chim Yến Tại Các Khu Đô Thị Mới Và Khu Vực Trung Tâm TP. HCM

UBND TP.HCM đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển TP.HCM nông thôn dự thảo Quy định về quản lý nuôi chim yến và quy hoạch vùng nuôi chim yến trên địa bàn TP đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

24/06/2013
Tỉnh Sóc Trăng Cân Nhắc Việc Sản Xuất Lúa Xuân Hè Tỉnh Sóc Trăng Cân Nhắc Việc Sản Xuất Lúa Xuân Hè

Trong cuộc họp đánh giá tình hình kinh tế-xã hội của Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng diễn ra ngày 8/3, các đại biểu đã thảo luận nội dung trọng điểm của địa phương là tình hình xâm nhập mặn, hạn hán kéo dài, gây ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa Xuân Hè (còn gọi là lúa vụ 3) tại các địa địa bàn trong tỉnh.

11/03/2013
Làm Giàu Nhờ Cần Cù, Tiết Kiệm Làm Giàu Nhờ Cần Cù, Tiết Kiệm

Với tính cần cù, chịu khó, tinh thần say mê lao động, sau khi xuất ngũ vào năm 1980, ông Ngô Văn Chúa (ấp Tân Thới A, xã Tạ An Khương Đông) về quê bắt tay vào đa canh trên 2 ha đất do cha mẹ cho. 14 năm làm ruộng, 18 năm nuôi tôm, ông luôn là người thực hiện tốt phương châm “tích tiểu thành đa”.

24/06/2013
Thu Nhập Cao Từ Ổi Ruột Trắng Thu Nhập Cao Từ Ổi Ruột Trắng

Xã Phú Xuân (huyện Tân Phú - Đồng Nai) là nơi có nhiều diện tích đất đồi trồng cây ăn quả. Trong đó, ông Lâm Toàn Sơn ở ấp 1 là người đầu tiên đưa giống ổi ruột trắng Thái Lan về trồng trên vùng đất này. Với hơn 1,2 hécta đất vườn trũng, mỗi năm ông thu nhập hàng trăm triệu đồng từ vườn ổi giống mới này.

11/03/2013
Năng Động Vươn Lên Làm Giàu Năng Động Vươn Lên Làm Giàu

Những năm qua, nông dân huyện Phú Tân đẩy mạnh thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

24/06/2013