Xúc Tiến Thương Mại Kích Tăng Trưởng Rau Quả Xuất Khẩu

Đó là nhận định của ông Đinh Văn Hương- Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam- khi đề cập đến công tác xúc tiến thương mại ngành hàng rau quả trong 6 tháng đầu năm 2014.
Con số mà ông Hương cập nhật đến hết tháng 5/2014 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước trong 5 tháng đã đạt 472 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ 2013. Với con số này, rau quả Việt Nam tiếp tục giữ vững uy tín và vị thế tại những thị trường chủ lực như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore…
Theo ông Đinh Văn Hương, một trong những điểm khác biệt trong công tác xúc tiến thương mại là từ năm 2013 đến nay, Hiệp hội đã được giao làm đầu mối xúc tiến thương mại quốc gia trong lĩnh vực rau quả. Chính vì vậy, đã tăng cường đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại thông qua việc tham gia các Hội chợ quốc tế về rau quả, đặc biệt là Hội chợ rau quả thường niên tại HongKong, qua đó đã thiết lập và mở rộng được hàng loạt các thị trường với nguồn cung ổn định.
“Việc các doanh nghiệp của Hiệp hội chủ động tham gia tích cực các hội chợ quốc tế đã giúp khai thông thị trường xuất khẩu rau quả. Một số thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… đang ngày càng quan tâm đến nguồn cung rau quả từ Việt Nam, nhất là một số mặt hàng như đậu tương non, ngô bao tử, ngô ngọt... với số lượng đơn hàng lớn và ổn định”- ông Hương cho hay.
Cùng với việc tích cực tham gia hội chợ, duy trì tốt mối quan hệ trao đổi thông tin với các thương vụ Việt Nam tại các nước, hiện nay Hiệp hội cũng đang tích cực phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng đề án nhằm quảng bá thương hiệu mạnh hơn đối với thanh long tại thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ, Hoa Kỳ, EU… để đẩy mạnh xuất khẩu thanh long vào các thị trường này.
Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng đã có kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tiến trình đàm phán các thỏa thuận chung liên quan đến quy trình đánh giá rủi ro nhập khẩu đối với rau quả tươi của Việt Nam...
Đây là những bước đi quan trọng, tạo cơ hội xuất khẩu các loại trái cây của Việt Nam vào các thị trường trọng điểm như Hàn Quốc, Nhật Bản (xoài, măng cụt, sầu riêng), vào thị trường NewZealand (chôm chôm, nhãn, vú sữa, bưởi), vào Australia (vải, thanh long), Hoa Kỳ (xoài, vải, vú sữa, nhãn)… trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Để khắc phục tình trạng cá rô phi đơn tính ở các ao nuôi nước ngọt hay bị bệnh dịch, năng suất kém, gia đình bà Nguyễn Thị Sáng ở thôn 1, xã Hải Tiến, TP Móng Cái (Quảng Ninh) đã nghiên cứu và áp dụng thành công kỹ thuật nuôi cá rô phi trong ao nước lợ với nhiều ưu điểm vượt trội như: Giảm dịch bệnh trên cá, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng chất lượng thịt cá…

Với mô hình nuôi sinh thái xen ghép các loại cá, tôm, cua, ông Võ Diên (thôn Tân An, thị trấn Thuận An, TP. Huế) đã có được nguồn thu nhập hấp dẫn.

Nhờ mạnh dạn đầu tư nuôi gà J-Dabaco, gia đình bác Trần Văn Hoàn ở thôn Đại Hà, xã Hà Kỳ (Tứ Kỳ - Hải Dương) thu lãi mỗi năm hơn trăm triệu đồng...

Trong những năm qua, nhiều nông dân xã Hiệp Xương (Phú Tân) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ nếp truyền thống sang trồng rau muống lấy hạt. Bởi, trồng rau muống lấy hạt chi phí đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ gia đình ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Một số nông dân ở xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) đang tự mình xây dựng thương hiệu gạo sạch. Là những nông dân nhiều năm gắn bó với nghề trồng lúa, họ mong mỏi sẽ xây dựng được thương hiệu gạo sạch cho sản phẩm của mình.