Xuất khẩu cá tra sang Brazil giảm mạnh

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), 7 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil đạt 38,45 triệu USD, chiếm 4,32% tổng giá trị xuất khẩu cá tra, nhưng lại giảm đến 46% so với cùng kỳ năm trước. Đây là thị trường xuất khẩu cá tra đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Mỹ, Trung Quốc và Mexico).
Nguyên nhân khiến lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh là do hàng Việt đang bị cạnh tranh gay gắt bởi sản phẩm của Viện Tiếp thị thủy sản Alaska (ASMI) - một đơn vị đã thực hiện nhiều chương trình kết nối các công ty nhập khẩu Mỹ với đối tác Brazil. Cùng với đó, lệnh ngừng nhập thủy sản và các sản phẩm chế biến từ thủy sản hoặc sản phẩm đánh bắt tạm thời có xuất xứ từ Việt Nam khiến cá tra sang thị trường này vẫn còn bế tắc.
Theo tính toán của Ủy ban thương mại Quốc tế ITC, nếu thời điểm quý II và III/2014, giá nhập trung bình cá tra và cá da trơn của Brazil tăng mạnh nhất lên mức 2,01 - 2,04 USD một kg thì nay giảm còn 1,85 - 1,87 USD/kg.
Dự báo của Vasep, trong năm nay, xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 30-50% về giá trị so với năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Trong điều kiện nghề nuôi cá tra xuất khẩu gặp khó khăn kéo dài do giá bán thấp hơn giá thành sản xuất, nhiều hộ nuôi thủy sản trong tỉnh đã chuyển sang nuôi các đối tượng khác để tránh rủi ro và đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Ngày 25.10, ông Lê Văn Phi - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (KL) huyện Phù Mỹ (Bình Định), cho biết: Đơn vị vừa ra quyết định xử phạt 19,5 triệu đồng đối với 3 hộ (Nguyễn Văn Tự, Nguyễn Xuân Mỹ và Trần Xuân Thủy) về hành vi nuôi nhốt và tàng trữ trái phép động vật hoang dã.

Cán bộ kỹ thuật Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh kiểm tra sức khỏe tôm nuôi sau đợt lũ vừa qua. Ngoài việc hướng dẫn người dân sử dụng con giống đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, thì việc tổ chức thả giống tập trung tại các vùng nuôi, thực hiện cùng vào, cùng ra để tạo khối lượng hàng hóa lớn gắn với thị trường và thuận lợi cho công tác phòng chống dịch. Người chăn nuôi cần thường xuyên thực hiện khử trùng ao nuôi, hệ thống kênh cấp thoát nước. Các vùng nuôi tôm thâm canh tập trung phát triển thêm các trang trại sản xuất con giống, ương dưỡng giống tôm để nuôi theo hình thức khép kín, đồng thời đảm bảo môi trường nước trong ao nuôi và xử lý nước thải, chất thải rắn theo đúng quy định.

Kết quả thí nghiệm cho thấy: 15 con heo dùng nuôi trong thí nghiệm đều tăng trọng tốt. Heo nuôi ở chuồng có hầm ủ biogas tăng trọng cao nhất (108,6 kg/con) kế đến là đối chứng (99 kg/con), thấp nhất là heo nuôi trên đệm lót sinh thái (97,1 kg/con). Khử mùi khí NH3 và H2S tốt nhất thuộc về nghiệm thức nuôi bằng đệm lót sinh thái, khả năng phòng bệnh ở mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái cũng tốt, heo không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế, kế đến là biogas và đối chứng - anh Phong phấn khởi.

Do ảnh hưởng của mưa bão, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có 600 ha sắn bị hư hại