Đa Dạng Hóa Đối Tượng Nuôi Thủy Sản Để Giảm Rủi Ro

Trong điều kiện nghề nuôi cá tra xuất khẩu gặp khó khăn kéo dài do giá bán thấp hơn giá thành sản xuất, nhiều hộ nuôi thủy sản trong tỉnh đã chuyển sang nuôi các đối tượng khác để tránh rủi ro và đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, từ đầu năm 2013 đến nay trên địa bàn tỉnh đã phát triển 14ha ao, hầm nuôi các thủy sản đặc sản có giá trị cao như cá lóc, trê, lươn, ba ba, ếch,...
Những hộ nuôi cá lồng, bè đã chuyển đổi sang nuôi các loại thủy sản khác. Hiện toàn tỉnh có 142 cơ sở nuôi thủy sản trong lồng, bè với số lượng 665 chiếc, trong đó có 493 chiếc đang thả nuôi cá điêu hồng (440 chiếc), 23 chiếc nuôi cá ba sa, 14 chiếc nuôi cá chim trắng, 14 chiếc nuôi cá lăng nha và 8 chiếc nuôi cá chép.
Nghề nuôi cá điêu hồng đang lên do giá cá đang ở mức cao, đầu ra thuận lợi. Trong tháng 9, giá cá điêu hồng thương phẩm từ 38.000- 40.000 đ/kg, người nuôi có lãi từ 8.000-10.000 đ/kg.
Có thể bạn quan tâm
Trái ngược với sự lạc quan khi vải được mùa, được giá dịp đầu mùa, vài ngày trở lại đây, giá vải tại Lục Ngạn (Bắc Giang) đã giảm mạnh do thương lại Trung Quốc đột ngột rút về nước, không thu mua khiến nhiều hộ trồng vải đứng ngồi không yên.

Biết phát huy lợi thế của địa phương, cộng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) của xã Phú An, huyện Châu Thành, đạt được nhiều kết quả khả quan và con đường cách đích NTM không còn xa.

Giá cả không ổn định, diện tích sản xuất bị thu hẹp khiến nhiều diêm dân ở các làng muối Tam Hòa, Tam Hiệp (Núi Thành) lo lắng.

Đến thời điểm này, huyện Núi Thành có 7 chiếc tàu câu mực khơi đạt doanh thu từ 2 tỷ đồng trở lên/chuyến biển. Tại xã Tam Giang đã có 6 chiếc tàu câu mực khơi cập bến sau hơn 60 ngày đêm bám biển; trong đó có 4 tàu của ông Lương Văn Tới, Phạm Ngọc (thôn Đông Mỹ);

Với khả năng kháng bệnh cao, đầu tư kinh phí ít, những năm qua nghề nuôi dê đã đem lại nguồn thu nhập cho người dân nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là đối với các xã vùng núi. Đặc biệt, thời gian qua xã Triệu Nguyên (huyện Đakrông, Quảng Trị) đã nhân rộng mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.