Xuất khẩu cá tra sang Brazil giảm mạnh

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), 7 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil đạt 38,45 triệu USD, chiếm 4,32% tổng giá trị xuất khẩu cá tra, nhưng lại giảm đến 46% so với cùng kỳ năm trước. Đây là thị trường xuất khẩu cá tra đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Mỹ, Trung Quốc và Mexico).
Nguyên nhân khiến lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh là do hàng Việt đang bị cạnh tranh gay gắt bởi sản phẩm của Viện Tiếp thị thủy sản Alaska (ASMI) - một đơn vị đã thực hiện nhiều chương trình kết nối các công ty nhập khẩu Mỹ với đối tác Brazil. Cùng với đó, lệnh ngừng nhập thủy sản và các sản phẩm chế biến từ thủy sản hoặc sản phẩm đánh bắt tạm thời có xuất xứ từ Việt Nam khiến cá tra sang thị trường này vẫn còn bế tắc.
Theo tính toán của Ủy ban thương mại Quốc tế ITC, nếu thời điểm quý II và III/2014, giá nhập trung bình cá tra và cá da trơn của Brazil tăng mạnh nhất lên mức 2,01 - 2,04 USD một kg thì nay giảm còn 1,85 - 1,87 USD/kg.
Dự báo của Vasep, trong năm nay, xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 30-50% về giá trị so với năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Thanh Tùng ngụ ấp Trung Bình 2, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn cho biết: Gia đình ông chủ yếu là sản xuất lúa, nhưng do lúa thời gian gần đây xảy ra dịch bệnh nhiều, ảnh hưởng của thời tiết nên năng suất lúa thường đạt thấp, giá cả lại bấp bên nên ông muốn tìm mô hình mới đưa vào sản xuất để góp phần cải thiện cuộc sống gia đình.

UBND huyện hỗ trợ 50 nghìn đồng/sào để tập huấn quy trình kỹ thuật chăm sóc và mua giống. Diện tích dưa sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất ước đạt 1 tấn/sào. Công ty Xuất nhập khẩu nông sản Hải Dương ký kết bao tiêu sản phẩm với giá 6,5 nghìn đồng/kg, trừ chi phí nông dân ước thu lãi gần 150 triệu đồng/ha/vụ.

Được biết, mô hình này triển khai 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, bắt đầu trồng từ tháng 10.2014, với số lượng 2.000 cây, trên diện tích 0,5ha; giai đoạn 2 sẽ trồng tiếp 0,5 ha trong năm 2015. Sau khi trồng thí điểm thành công, Ban Quản lý rừng phòng hộ sẽ tiến hành chuyển giao kỹ thuật, mở rộng diện tích giúp người dân phát triển kinh tế gia đình và tham gia bảo vệ rừng.

Với khoảng thời gian hơn 10 năm, cây chè Shan tuyết khẳng định ưu thế trên vùng đất Huồi Tụ và Mường Lống của huyện biên giới Kỳ sơn. Sản phẩm chè Shan tuyết ở Nghệ An đã được người tiêu dùng biết đến. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, cần tăng cường công tác chế biến và quảng bá cho thương hiệu vươn xa hơn…

Hiện tại, bà con vùng màu của huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đang vào mùa thu hoạch rộ khoai môn và củ kiệu. Theo phản ánh của bà con nông dân, do năm nay thời tiết không thuận lợi nên năng suất của kiệu và khoai môn giảm trung bình từ 20 – 30% so với cùng kỳ năm trước.