Bình Định tăng tốc

Theo ông Đào Văn Hùng, PGĐ Sở NN-PTNT Bình Định, mục tiêu của LCASP là xây dựng một nền SX nông nghiệp bền vững, hiệu quả và thân thiện môi trường thông qua việc xây dựng, nhân rộng các mô hình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ SX nông nghiệp hướng tới giảm thiểu phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phế phụ phẩm trong nông nghiệp, quản lý hiệu quả các hoạt động chế biến, bảo quản sau thu hoạch nông sản.
Đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nông nghiệp thông qua mở rộng và phát triển chương trình khí sinh học từ quy mô công trình nhỏ hộ gia đình đến quy mô công trình vừa và lớn tạo nguồn năng lượng sạch; cải thiện sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.
Sau thành quả ban đầu, trong năm 2015 này, Bình Định sẽ đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi; lựa chọn các hộ dân tham gia dự án và tổ chức tập huấn phương pháp vận hành công trình khí sinh học, quản lý chất thải chăn nuôi cho 2.310 hộ dân đăng ký xây dựng và lắp đặt bể biogas.
Dự án tiếp tục hỗ trợ tài chính cho 2.000 hộ dân chăn nuôi đăng ký xây dựng bể biogas quy mô nhỏ và 5 công trình quy mô vừa, đồng thời tổ chức và quản lý lực lượng kỹ thuật viên thực hiện tốt công tác tư vấn hộ chăn nuôi lựa chọn công nghệ phù hợp với địa hình, quy mô chăn nuôi; giám sát, nghiệm thu đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.
Dự án sẽ kiểm tra, giám sát các chỉ tiêu về môi trường và chất lượng bể biogas đã xây dựng xong và đang vận hành; phối hợp với các tổ chức tín dụng cho các hộ dân vay vốn đầu tư xây dựng...
“Trong khuôn khổ dự án, chúng tôi sẽ xây dựng 2 mô hình SX nông nghiệp các bon thấp, chú trọng thực hiện các mục tiêu ứng dụng các phụ phẩm từ bể biogas làm phân bón cho cây trồng và chế biến thức ăn căn nuôi bò để chuyển giao cho nông dân.
Lồng ghép các hoạt động của dự án với các chương trình phát triển chăn nuôi của tỉnh, gắn với xây dựng nông thôn mới, đảm bảo quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi”, ông Hùng cho biết.
Từ đầu năm 2015 đến nay, Bình Định đã ưu tiên xây dựng, lắp đặt các công trình tại các địa phương có phong trào chăn nuôi phát triển mạnh như huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn, TX An Nhơn.
Ngoài nguồn kinh phí do LCASP hỗ trợ 3 triệu đồng/công trình, BQL dự án sẽ phối hợp với Văn phòng điều phối xây dựng NTM của tỉnh tham mưu Sở NN-PTNT trình UBND tỉnh hỗ trợ cho người chăn nuôi tại 26 xã xây dựng NTM đã và đang về đích năm 2015 có xây dựng bể biogas thêm 1 triệu đồng/1 công trình và chỉ đạo huyện, xã tham gia dự án hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/công trình.
Đối với mô hình các bon thấp, BQL dự án sẽ ưu tiên thực hiện tại các địa phương đã xây dựng, lắp đặt nhiều bể biogas.
Có thể bạn quan tâm

Vụ trồng atiso năm 2013 - 2014, huyện Sa Pa (Lào Cai) hỗ trợ người dân trồng mới 15,2 ha cây atiso, nâng tổng diện tích cây dược liệu atiso của toàn huyện lên 47,2ha.

Với ưu điểm quả ngon, cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa nên những năm gần đây, nhãn chín muộn đã trở thành cây làm giàu cho nhiều hộ dân trên địa bàn phường Phố Cò, T.X Sông Công (Thái Nguyên).

“Bò nuôi rẽ” là tên gọi do các gia đình tham gia mô hình đặt. Với mô hình này, người có bò sẽ cho người nghèo, người không có vốn sản xuất nhận nuôi. Sau khi bò mẹ đẻ bò con, người nhận nuôi được các chủ bò chia một nửa tổng giá trị.

Mấy năm trở lại đây, nông dân huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) chuyển đổi diện tích vườn cây kém hiệu quả sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, măng cụt, bưởi Năm Roi,... Riêng ấp Phương Bình, xã Phương Phú, nông dân đã chuyển gần 200ha sang trồng quít đường, thu lợi hàng trăm triệu đồng.

Các con vật lạ thường khó nuôi nhưng anh Mai Thế Hệ (ấp Bàu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) lại có đam mê tìm hướng làm ăn từ những vật khó nuôi đó và bước đầu anh đã đạt những kết quả khả quan.