Xuất khẩu cá tra sang Brazil giảm mạnh

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), 7 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil đạt 38,45 triệu USD, chiếm 4,32% tổng giá trị xuất khẩu cá tra, nhưng lại giảm đến 46% so với cùng kỳ năm trước. Đây là thị trường xuất khẩu cá tra đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Mỹ, Trung Quốc và Mexico).
Nguyên nhân khiến lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh là do hàng Việt đang bị cạnh tranh gay gắt bởi sản phẩm của Viện Tiếp thị thủy sản Alaska (ASMI) - một đơn vị đã thực hiện nhiều chương trình kết nối các công ty nhập khẩu Mỹ với đối tác Brazil. Cùng với đó, lệnh ngừng nhập thủy sản và các sản phẩm chế biến từ thủy sản hoặc sản phẩm đánh bắt tạm thời có xuất xứ từ Việt Nam khiến cá tra sang thị trường này vẫn còn bế tắc.
Theo tính toán của Ủy ban thương mại Quốc tế ITC, nếu thời điểm quý II và III/2014, giá nhập trung bình cá tra và cá da trơn của Brazil tăng mạnh nhất lên mức 2,01 - 2,04 USD một kg thì nay giảm còn 1,85 - 1,87 USD/kg.
Dự báo của Vasep, trong năm nay, xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 30-50% về giá trị so với năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Anh Hồ Duy Trung (ở thôn Phú Lâm Tây, xã Hành Thiện (Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) với ý định ban đầu nuôi chồn hương để làm thú cảnh, nhưng giờ trở nên khá giả nhờ loại động vật hoang dã này.

Ba giống “cây hoang” từ những cánh rừng của Lâm Đồng, Gia Lai và Đắk Lắk có tên là cần dại, lỗ bình và bầu đất đã được một nhóm nghiên cứu ở Trường Đại học Đà Lạt đưa về triển khai mô hình chuyển giao sản xuất đại trà tại khu vực Nam Ban (Lâm Hà) và bước đầu thu những kết quả khá triển vọng.

Năm 2013, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) có kế hoạch trồng mới và trồng lại 200 ha chè. Để hoàn thành kế hoạch đề ra, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai sớm việc đăng ký lấy cây giống và chuẩn bị tốt diện tích đất trồng.

Nhà vườn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) bước vào thu hoạch rộ trái cây có múi, nhiều nhất là cam mật, cam xoàn. Mặc dù vào thu hoạch rộ giá hơi giảm nhưng vẫn còn giữ ở mức khá cao.

Hiếm có nơi nào tại tỉnh ta mà nhãn lại được trồng đại trà và trở thành loại cây ăn quả hàng hóa tập trung như ở xã Thái Bình (Yên Sơn). Năm nay, nhãn ở Thái Bình được cả mùa lẫn giá..