Xuất Khẩu Cá Tra Đồng Bằng Sông Cửu Long Đạt Giá Trị Hơn 1,1 Tỷ USD

Theo Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra ĐBSCL, các tỉnh trong vùng vừa xuất 84.000 tấn cá tra.
Như vậy, Tổng lượng cá tra đã xuất từ đầu năm đến nay sang 133 quốc gia và vùng lãnh thổ được nâng lên 377.000 tấn, trị giá 1,132 tỷ USD, thấp hơn cùng kỳ năm 2011 là 3,2%. Trong đó, Mỹ, các nước EU, ASEAN tiêu thụ 59% lượng cá tra.
Giá cá tra nguyên liệu vào thời điểm đầu năm 2012 có lúc đạt 28.000 đồng/kg, nhưng hiện chỉ còn 22.000 - 22.500 đồng/kg. Giá thức ăn tiếp tục tăng làm cho giá thành sản xuất mỗi kg cá tra từ 23.800 - 24.200 đồng/kg.
Với giá trên, người nuôi bị lỗ và hiện đã xuất hiện tình trạng “treo ao” với diện tích vài trăm ha. Dự báo từ nay đến cuối năm, các nhà máy chế biến sẽ bị thiếu nguyên liệu cá trầm trọng.
Nhằm tháo gỡ khó khăn trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các tỉnh ĐBSCL ổn định diện tích nuôi ít nhất 5.500 ha trong năm 2012, phấn đấu đạt sản lượng 1,2 triệu tấn cá thịt, không để các nhà máy chế biến thiếu nguyên liệu.
Các tỉnh cần quan tâm chất lượng cá giống, chất lượng thức ăn để đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu, tăng cường bảo vệ và phát triển thị trường cá tra, chủ động đấu tranh với những thông tin sai lệch, bôi nhọ sản phẩm cá tra Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, khuyến khích bà con ngư dân đầu tư, mua sắm tàu thuyền đánh bắt thủy sản xa bờ; đồng thời đẩy mạnh nuôi trồng và chế biến, khai thác hết diện tích ao hồ mặt nước nuôi trồng thủy sản...

Mặc dù các địa phương đã triển khai nhiều hình thức hỗ trợ, tuy nhiên, mục tiêu đến 31/12/2015, 100% cở sở nuôi cá tra thương phẩm đạt tiêu chuẩn viet gap như qui định trong nghị định 36 của chính phủ là khó có thể thực hiện được do khâu qui hoạch còn chậm.

Bệnh đốm trắng do virus (White Spot Syndrome Virus - WSSV) là một trong các bệnh gây nên hiện tượng tôm nuôi chết hàng loạt trong các vùng nuôi tôm tại các địa phương ven biển ở nước ta từ nhiều năm qua.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có 44 doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Các DN này có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế thủy sản của tỉnh, góp phần rất lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản khai thác, nuôi trồng; giải quyết việc làm cho nhiều lao động; không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

Đợt mưa này trùng kỳ con nước lửng, tiêu thủy lực khó khăn, để bảo vệ diện tích lúa, hoa màu, các tỉnh phía Bắc cần chủ động ứng phó và có các phương án hạn chế tối đa tình trạng ngập úng gây chết lúa sau cấy, ổn định kết quả sản xuất vụ hè thu và vụ mùa.