Xuất khẩu cá tra cần hướng về thị trường trọng điểm

Đây là khẳng định của TS. Siefried Bank-chuyên gia EU- tại cuộc Hội thảo “Phát triển cá tra bền vững tại Việt Nam- Các phân tích và khuyến nghị về chính sách” do Dự án Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) tổ chức mới đây.
Theo những thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 9 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị cá tra xuất khẩu đạt 1,16 tỷ USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang 5 thị trường lớn là: Mỹ, EU, ASEAN, Mexico và Braxin (chiếm 58% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra) giảm 1,3 - 40,6% so với cùng kỳ năm 2014.
VASEP dự báo: Do khó khăn về thị trường nên xuất khẩu cá tra năm 2015 rất có thể “âm” so với năm 2014.
Theo đánh giá của Trung tâm sản xuất sạch hơn, chuỗi giá trị cá tra Việt Nam đang phải gánh chịu rất nhiều các loại chi phí, khiến sản phẩm thiếu sức cạnh tranh.
Ông Lê Xuân Thịnh- Giám đốc Dự án Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững ở Việt Nam- cho hay: Giá xuất khẩu cá tra đã giảm dần, năm 2002 đứng ở mức 3 USD/kg, các năm sau đã giảm xuống khoảng 2,33 USD/kg, thậm chí năm nay chỉ còn 2,1 USD/kg...
Con đường xuất ngoại của cá tra Việt Nam còn nhiều gập ghềnh.
Đó là chuyện bình thường.
Điều quan trọng là các DN chế biến, xuất khẩu cá tra sẽ làm gì và chọn những con đường mới nào để vững tin đi tiếp?
Để có thể phát triển và xuất khẩu sản phẩm cá tra bền vững, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam nên hướng trọng tâm tới một số thị trường trọng điểm như EU, Mỹ… từ đó tạo nền tảng xây dựng chuỗi giá trị sản xuất phù hợp với thực tế.
Đặc biệt, EU là thị trường đòi hỏi chất lượng cao nhất nên có thể lấy đây làm thị trường “điểm” để xác lập chất lượng sản phẩm cá tra xuất khẩu không phụ gia, thu phục lòng tin của người tiêu dùng, rồi từ EU lan tỏa sang các thị trường khác.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng thu nhập cho nông dân, Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông Chợ Gạo (Tiền Giang) đang thực hiện thí điểm mô hình sản xuất hẹ theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bình Phục Nhứt.

Sinh ra ở vùng quê Lĩnh Nam, Hoàng Mai - nơi có truyền thống trồng rau của Hà Nội, nhưng anh Lê Hồng Ngọc (sinh năm 1980) lại chọn cho mình hướng đi riêng, đó là trồng cây ăn quả.

Năm 2013, huyện Phú Lương có kế hoạch trồng mới và trồng lại 200 ha chè. Để hoàn thành kế hoạch đề ra, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai sớm việc đăng ký lấy cây giống và chuẩn bị tốt diện tích đất trồng.

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố mức áp thuế chống trợ cấp đối với con tôm Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ chịu mức thuế chung là 4,52%. Hệ lụy của việc áp thuế này, vựa tôm sú ĐBSCL sẽ tiếp tục phải đối mặt với khó khăn và thách thức mới.

Sản phẩm cá tra xuất khẩu đã rơi vào tình trạng thừa, thị trường xuất khẩu khó khăn vì rào cản thương mại, kỹ thuật. Làm gì để phát triển bền vững ngành cá tra là vấn đề một lần nữa được đặt ra tại Hội nghị Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL ngày 21-8, tại TP Cần Thơ. Dịp này, Tổng Cục thủy sản trình bày Dự thảo về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra và lấy ý kiến đóng góp từ các DN.