Cử Nhân Mát Tay Trồng Cây Ăn Quả

Sinh ra ở vùng quê Lĩnh Nam, Hoàng Mai - nơi có truyền thống trồng rau của Hà Nội, nhưng anh Lê Hồng Ngọc (sinh năm 1980) lại chọn cho mình hướng đi riêng, đó là trồng cây ăn quả.
Tốt nghiệp đại học, Ngọc quyết định về quê (phường Lĩnh Nam) làm nông dân. Đất đai quê anh chủ yếu là đất pha cát, thuận lợi cho trồng cây ăn quả, anh Ngọc quyết định đầu tư trồng cam, quất cảnh và đu đủ. Anh về Hưng Yên mua giống, rồi đến các trang trại trồng cây ăn quả có tiếng ở Văn Giang (Hưng Yên), Nam Định để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc cây.
Sau nhiều năm làm, anh rút ra kinh nghiệm: Trồng quất cần nhiều ánh sáng, tưới nước đầy đủ, nhiệt độ chỉ ở 20-24 độ C. Phải phun thuốc trừ sâu và bón phân đúng định kỳ nếu không cây sẽ bị vàng lá rồi rụng hết, chủ yếu là dùng phân NPK, thêm bột ngô và đỗ tương. Cam, quất của anh chủ yếu phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. “Để quất ra quả đúng thời điểm tết, tháng 6 -7 âm lịch đã phải kiểm tra xem cây nào phát triển tốt thì xới tung đất lên, phơi nắng nhẹ độ 10 ngày rồi tỉa bớt cành, lá, sau đó trồng lại”- anh Ngọc chia sẻ thêm. Riêng quất, anh trồng 6 sào, mỗi năm bán hơn 200 cây quất cảnh, trừ chi phí lãi gần 150 triệu đồng. Đó là chưa kể lợi nhuận từ 30 cây cam Canh.
Gần đây, anh Ngọc trồng 600 gốc thanh long. Anh tâm sự: “Ban đầu tôi lo lắm, nhưng thấy ở địa phương chưa có ai trồng thanh long nên tôi thử trồng, vừa tận dụng đất, vừa đa dạng hóa sản phẩm”. Tháng 1.2013, anh đầu tư 200 triệu đồng xây trụ, lên Suối Hai, Ba Vì, Hà Nội và Hòa Bình mua cây giống. “Trước khi trồng, tôi lên Suối Hai học kỹ thuật, kinh nghiệm, và mua tài liệu về đọc. Nhờ vậy, thanh long của gia đình rất tốt, trong năm nay sẽ ra hoa” - anh Ngọc nói.
Trang trại cây ăn trái của gia đình anh không những đem lại nguồn thu nhập từ 100-150 triệu đồng mỗi năm, mà còn tạo việc làm thời vụ cho một số lao động địa phương.
Bà con có nhu cầu học hỏi kinh nghiệm trồng quất, thanh long... liên hệ với anh Ngọc theo số 0983.813.180
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Tùng, Trưởng Phòng Kinh doanh thuộc Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định (BDSTAR - nhà máy đặt tại thôn Hữu Lộc, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ)

Đó là chỉ đạo của ông Trần Ngọc Thương, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh đối với lực lượng kiểm lâm trực thuộc trước tình trạng người dân đổ xô đi khai thác trái mây rừng về bán cho thương lái.
áng 18.9, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả và bàn biện pháp đẩy mạnh triển khai thực hiện một số chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ chủ trì hội nghị.
Hàng trăm hecta mì trồng trên vùng trũng ở các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành đang phải thu hoạch sớm để "chạy" úng ngập sau những trận mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 mấy ngày trước.

Sau 3 năm triển khai thí điểm mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới, đến nay HTX Dịch vụ nông nghiệp nông thôn Tịnh Trà (HTX Tịnh Trà), huyện Sơn Tịnh đã đi đến thành công. Thông qua các dịch vụ nông nghiệp, các mô hình sản xuất lúa giống, lúa hữu cơ, trồng cây dược liệu…