Xuất khẩu cà phê trước áp lực cạnh tranh giá

Báo cáo từ Bộ Công Thương cho biết, khối lượng xuất khẩu cà phê 9 tháng ước đạt 969 nghìn tấn, trị giá đạt 1,98 tỉ USD.
So với cùng kỳ năm 2014, lượng xuất khẩu giảm 30,5%, trị giá giảm 31,6%.
Những tháng cuối năm là những tháng vào vụ của mặt hàng cà phê.
Theo dự báo, sản lượng cà phê niên vụ 2015-2016 sẽ không thấp hơn vụ trước.
Trong khi đó, tồn kho cà phê còn khá lớn (khoảng 400-500 nghìn tấn) do nông dân vẫn đang giữ hàng chờ giá cao hơn.
Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (Vicofa), cho biết "khó khăn lớn nhất đối với ngành hàng cà phê hiện nay là tỉ giá đồng tiền Việt Nam giảm không đáng kể, trong khi đó, nước cạnh tranh thị trường xuất khẩu cà phê với Việt Nam là Brazil thì giảm rất nhiều (tới 70%).
Do đó, cà phê của Brazil được bán ra ồ ạt, còn chúng ta thì bán không được.
Hiện tại chúng ta bước vào vụ mới rồi nhưng tồn kho vẫn còn nhiều".
Tuy nhiên, theo ông Nam một lý do khiến xuất khẩu giảm, cũng như tồn kho nhiều là do người nông dân Việt Nam quyết tâm giữ hàng, chờ giá lên.
Ngay từ đầu người dân vẫn giữ ở mức giá 40.000 đồng/kg, đây là mức giá mang lại hiệu quả trong nhiều năm nay, nhưng sau đó, do bán không được, đến nay xuống đến giá khoảng 36.000 đồng/kg cà phê nhân xô.
Ông Nam cho biết, kinh nghiệm ngành hồ tiêu cho thấy, khi hợp tác được với các nước xuất khẩu có thị phần lớn thì sẽ giữ được ở mức giá cao.
Hiện nay, giá hồ tiêu cao hơn 5 lần so với giá thành.
Đối với ngành cà phê,Việt Nam cũng cần phải hợp tác với các nước để giữ giá được ổn định.
Nhất là mặt hàng cà phê robusta, Việt Nam chiếm 60% thị trường toàn cầu, nếu chúng ta hợp tác được với hiệp hội cà phê Brazil, thì có thể giữ được giá ổn định, lâu dài.
Có thể bạn quan tâm

Về xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) tìm gặp anh Đoàn Văn Út Em - một “tỷ phú nông dân” khi có trong tay hơn 30 ha SX lúa, mỗi năm thu hoạch hơn 500 tấn, lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng.

Theo Cục Trồng trọt, vụ ĐX 2015 - 2016, toàn miền Bắc dự kiến gieo cấy trên 1,3 triệu ha lúa, giảm khoảng 19.000 ha so với 2014...

Vụ này toàn huyện Gia Lộc (Hải Dương) gieo trồng 3.400 ha cây rau màu các loại gồm bắp cải, su hào, cải dưa, cà tím, mướp đắng, ngô nếp, dưa chuột, cải các loại…

Sau 90 ngày thả nuôi kết quả ban đầu cho thấy mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thí nghiệm đạt tỷ lệ sống từ 70-80%, bình quân tôm nuôi từ 50-60 con/kg.

Sau cơn bão số 3 (năm 2010), xã Tân Phú (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) có 200 ha cao su phải trồng lại.