Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Phú Yên Vất Vả Diệt Chuột

Nông Dân Phú Yên Vất Vả Diệt Chuột
Ngày đăng: 15/02/2014

Hơn tháng qua, nông dân ở các xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa, Phú Yên), Hòa An (Phú Hòa, Phú Yên) phải nhiều đêm thức trắng để ra đồng diệt chuột. Nhờ vậy, tình trạng chuột cắn phá lúa đã phần nào được ngăn chặn.

Thức đêm đặt bẫy

Từ khi sạ lúa đông xuân đến nay, cứ vào lúc sẫm tối, ông Phạm Tấn Thanh ở thôn Minh Đức (xã Hòa Kiến) lại mang theo hàng trăm bẫy bán nguyệt ra cánh đồng trước nhà đặt để bắt chuột. Đến khuya, ông lại lặn lội từ nhà ra ruộng thăm bẫy, thu gom chuột dính bẫy.

Trung bình 1 đêm bắt 30 con chuột, nên từ khi gieo sạ đến nay, ông đã diệt trên 1.000 con chuột. Với thành tích này, ông Thanh được người trong thôn phong là “vua diệt chuột”. Ông Thanh chia sẻ: “Chuột thường cắn phá lúa vào ban đêm nên muốn diệt chúng, mình phải chịu khó thức đánh bẫy mới bắt được. Đặc tính của chuột là đa nghi nên đặt bẫy phải di dời bẫy thường xuyên mới bắt được nhiều chuột”.

Trên cánh đồng Cây Da, Cây Duối (xã Hòa Kiến), ban đêm bẫy bán nguyệt được đặt khắp các thửa ruộng. Ông Nguyễn Trọng Tài đang thu gom bẫy cho hay: “Trước đây, nhiều diện tích lúa của các xã Bình Kiến, Hòa Kiến (TP Tuy Hòa) dọc theo tuyến tránh quốc lộ 1, chuột đào hang ẩn nấp trong các mô đất cạnh kẽ đá, người bắt không thể phá hết được các hang ổ nên chuột vẫn duy trì mức sinh sản nhiều, cắn phá lúa tả tơi.

Vào đầu vụ sản xuất, nông dân đã ra quân diệt chuột, nhưng do địa hình phức tạp, lại không tiến hành đồng bộ nên chuột di chuyển từ vùng này đến vùng khác. Hiện nay, nông dân dùng bẫy bán nguyệt, ai cũng ra quân đồng loạt nên chuột giảm, lúa phát triển thuận lợi”.

Trước đây, không có đám ruộng nào là không có dấu răng của chuột. Có năm, chuột tấn công dữ dội từ khi cây lúa vừa ra lá non; nhiều đám ruộng lúa hiện ra những khoảnh đất trống to bằng cái sàng, cái nong. Giải pháp đầu tiên cứu lúa khỏi bị chuột cắn là nông dân dùng thuốc đánh bả nhưng chuột không ăn; một số người tranh thủ lấy nước vào ruộng cho “ngập lụt” để ngăn chuột từ bờ bò vào.

Thế nhưng do ruộng nằm ở cuối kênh thủy nông Đồng Cam nên việc lấy nước gặp khó khăn và ruộng vẫn bị chuột phá hại. Còn vụ này, nhờ bà con nông dân chịu khó thức đêm diệt chuột mà các cánh đồng ở xã Bình Kiến, Hòa Kiến vào thời điểm này lúa trải dài, xanh mượt.

Nhiều cách diệt chuột

Để giải “bài toán” diệt chuột, bảo vệ mùa màng, ngay từ đầu vụ sản xuất đông xuân, Sở NN-PTNT phát động phong trào toàn dân tham gia diệt chuột; qua đó chỉ đạo các địa phương và nông dân thực hiện nhiều biện pháp kết hợp như dùng nôm bắt chuột hoặc dùng bẫy, bả thuốc… diệt chuột xuyên suốt cả vụ. Trong đó, biện pháp dùng nôm, đặt bẫy ban đêm được xem là tối ưu và có lợi cho môi trường sinh thái.

Xã Hòa An (Phú Hòa) là một trong những nơi tổ chức diệt chuột thành công nhất. Phong trào diệt chuột bảo vệ lúa ở xã Hòa An được nâng lên thành chiến dịch, HTX thuê các “vua diệt chuột” ở huyện Đông Hòa, TP Tuy Hòa về để vừa diệt chuột vừa hướng dẫn nông dân cách bắt chuột hiệu quả.

Ông Lương Công Dũng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phú Hòa cho hay: “Từ đầu vụ đến nay, địa phương liên tục phát động diệt chuột, trong đó các xã Hòa An, Hòa Thắng là những địa phương thực hiện nổi bật của huyện. Ở các xã này, đã có hàng chục ngàn con chuột bị diệt. Để phong trào diệt chuột đạt hiệu quả cao hơn, các địa phương phải ra quân đồng loạt và xuyên suốt vụ lúa”.

Ngoài Phú Hòa, huyện Đông Hòa cũng đang triển khai diệt chuột bằng nhiều biện pháp như đào bắt, bẫy, bả thuốc trừ chuột hóa học và sinh học nên phần nào hạn chế số chuột trên đồng. Theo ông Biện Minh Tâm, Giám đốc Sở NN-PTNT, phong trào diệt chuột được phát động từ đầu vụ nhưng ở một số xã miền núi do đặc điểm địa hình và chưa áp dụng các biện pháp diệt chuột triệt để nên chuột cắn phá ảnh hưởng đến năng suất. Để hạn chế tác hại của chuột, các huyện cần quan tâm diệt chuột thường xuyên bằng nhiều cách khác nhau sẽ tạo được hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Tân Châu (An Giang) Trình Diễn Mô Hình Trồng Thực Nghiệm Giống Lúa Thuần VN121 Tân Châu (An Giang) Trình Diễn Mô Hình Trồng Thực Nghiệm Giống Lúa Thuần VN121

Ước tính năng suất bình quân đạt từ 7,5 đến 8 tấn/ha tùy theo điều kiện thâm canh, chăm sóc. Nông dân lợi nhuận 1 triệu đồng/công. Việc thực nghiệm giống lúa VN121 nhằm tìm ra giống lúa ngắn ngày, chất lượng gạo cao, phù hợp với điều kiện canh tác tại địa phương.

04/03/2015
Phụng Hiệp (Hậu Giang) Xuống Giống Mía Đạt 94% Kế Hoạch Phụng Hiệp (Hậu Giang) Xuống Giống Mía Đạt 94% Kế Hoạch

Đến thời điểm này, nông dân trong huyện đã xuống giống được 7.300ha mía niên vụ 2015, chiếm 94% kế hoạch xuống giống của toàn huyện. Theo kế hoạch năm nay huyện sẽ xuống giống khoảng 7.800ha, giảm 500ha so với niên vụ mía 2014. Cơ cấu giống mía được nông dân chọn xuống trong thời gian qua đa phần là giống ROC16 và các giống chín sớm.

04/03/2015
Nỗi Lo Từ Vụ Đông Xuân Ấm Nỗi Lo Từ Vụ Đông Xuân Ấm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, trong những tháng vừa qua, nền nhiệt độ vụ Đông Xuân 2014 - 2015 các tỉnh phía Bắc phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1,50C. Dự báo, nền nhiệt này sẽ tiếp tục duy trì trong những tháng tiếp theo và khả năng khô hạn, thiếu nước cục bộ có thể xảy ra.

04/03/2015
Sả Tăng Giá, Người Trồng Phấn Khởi Sả Tăng Giá, Người Trồng Phấn Khởi

Theo nhận định của người dân nơi đây, cây sả thích nghi với thời tiết khô hạn và giá sả đang có xu hướng tăng lên nên diện tích sả nơi đây sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Hiện tại, cây sả được xem là cây xóa đói giảm nghèo có hiệu quả trên vùng đất cù lao này.

04/03/2015
Sau Tết, Nhà Vườn Khẩn Trương Vào Việc Sau Tết, Nhà Vườn Khẩn Trương Vào Việc

Gặp chúng tôi, anh Võ Văn Thành, chủ vười tiêu ở ấp Hưng Hiệp, xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất (Đồng Nai) cho biết: “Từ mùng 4 tết gia đình tôi đã kéo nhau ra vườn chăm sóc và thu hoạch tiêu. Sau tết, tiêu đến đợt chín rộ nên mình phải tranh thủ thu hoạch sớm".

04/03/2015