Đàn Bò Ở Thái Nguyên Tăng Gần 1.400 Con So Với Cùng Kỳ

Hiện nay, toàn tỉnh Thái Nguyên có 36.144 con bò, tăng gần 1.400 con so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân đàn bò tăng là do không có dịch bệnh, thị trường tiêu thụ thịt bò trong tỉnh khá tốt, giá bán cao nên người chăn nuôi đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi bò thịt, nhất là giống bò lai Zê-bu, tầm vóc lớn, cho sản lượng thịt cao, chất lượng thịt tốt.
Mặc dù đàn bò tăng nhưng đàn trâu lại có xu hướng giảm. Thời điểm này, toàn tỉnh có gần 70 nghìn con trâu, giảm trên 600 con so với cùng kỳ. Trâu thường được sử dụng làm sức kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thời gian qua, việc đẩy mạnh cơ giới hóa vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn đã khiến cho đàn trâu bị sụt giảm. Hiện, người dân chủ yếu chăn nuôi trâu lấy thịt với các giống như trâu nội chọn lọc, trâu lai Muhra.
Năm 2014, tỉnh ta phấn đấu duy trì đàn bò ở mức 31.000 con, đàn trâu 71.000 con. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh có nhiều chính sách hỗ trợ người chăn nuôi, trong đó có chính sách hỗ trợ 100% kinh phí mua vacxin phòng bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng.
Đặc biệt,để nâng cao tầm vóc đàn trâu, bò, tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí muatinh trâu, bò, vật tư phối giống và chi phí vận chuyển, bảo quản tinh; trợ giá số tiền 7 triệu đồng/con cho người dân mua trâu đực giống nội; hỗ trợ kinh phí chọn lọc, bình tuyển, quản lý trâu, bò đực giống số tiền 50.000 đồng/con…
Có thể bạn quan tâm

Vào nhà ông Trần Văn Lèo (60 tuổi), khóm 2, thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) chỗ nào cũng tủ lớn nhiều hộc. Thoạt đầu, không hiểu tại sao gia đình ông lại sử dụng nhiều tủ, dạng tủ lưu giữ hồ sơ ở các cơ quan, như vậy? Nhưng có ngờ đâu, mỗi hộc tủ là “khung trời” sinh sống của một con rắn hổ hèo.

Với nguồn vốn Khuyến nông Quốc gia, Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã đầu tư thực hiện mô hình nuôi vịt thịt theo hướng an toàn sinh học, với quy mô 2.500 con vịt siêu thịt, có 5 hộ dân tham gia, tập trung ở các xã: Mỹ Long, Mỹ Hội, Tân Hội Trung và Tân Nghĩa.

Theo Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mô hình cánh đồng mẫu lớn đang phát triển mạnh ở khu vực Nam Bộ, đặc biệt là vùng ĐBSCL với những nông dân thuần thục trong ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa.

Theo ngành chức năng huyện Cái Nước (Cà Mau) cho biết: Năm nay thời tiết diễn biến khá phức tạp, đến thời điểm này có khoảng 160 ha tôm nuôi công nghiệp bị thiệt hại chủ yếu là các bệnh phổ biến như: đỏ thân, đốm trắng và hoại tử gan tụy.

Khi diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ nông dân đã xen canh những loại cây trồng ngắn ngày vừa tăng thêm nguồn thu, vừa có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng chính. Trước đây, nông dân thường chọn xen cây mì vào vườn cao su non nhưng đất ngày càng bạc màu, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng chính.