Xuất Khẩu Cá Ngừ Sang Nhật Bản Giảm Gần 60% Nửa Đầu Năm

Sau khi sụt giảm liên tiếp từ đầu năm, XK cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản trong quý II đã có sự tăng trưởng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt cao nhất là 21,4% trong tháng 5 và tăng 1% trong tháng 6 nên không đủ bù đắp lại lượng sụt giảm từ những tháng đầu năm.
Theo Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP), tổng giá trị XK cá ngừ trong 6 tháng đầu năm của Việt Nam sang Nhật Bản đạt hơn 13,6 triệu USD, giảm gần 57%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm mạnh trong XK cá ngừ tươi sống, đông lạnh và khô (trừ thăn cá ngừ) sang Nhật Bản, giảm gần 76%.
Hiện chỉ có mặt hàng cá ngừ đóng hộp tăng hơn 30% so với cùng kỳ. Và đây cũng là mặt hàng đang được đẩy mạnh XK sang Nhật Bản trong tháng 5 và tháng 6. Điều này cho thấy chất lượng cá ngừ sau thu hoạch ảnh hưởng rất lớn tới XK các mặt hàng cá ngừ sang thị trường Nhật Bản.
VASEP nhận định: Tính tổng thể XK cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm vẫn giảm so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, việc tỉnh Bình Định hợp tác với Nhật Bản trong việc chuyển giao công nghệ khai thác cá ngừ, và dự án đầu tư thí điểm tàu vỏ composite khai thác cá ngừ đại dương tại một số tỉnh Nam Trung bộ của Việt Nam theo mô hình công ty đánh cá cổ phần của Nhật Bản, sẽ là cơ hội giúp cải thiện hiệu quả nghề khai thác cá ngừ của Việt Nam trong thời gian tới. Dự báo, tình hình XK cá ngừ của Việt Nam trong thời gian tới sang thị trường này sẽ dần được cải thiện.
Có thể bạn quan tâm

Tại buổi tập huấn, học viên được phổ biến những kiến thức về quy trình kỹ thuật, phương án nâng cao chất lượng gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học; các bước chuẩn bị điều kiện nuôi, chuồng trại, chọn giống, cách chăm sóc nuôi dưỡng, chọn thức ăn, vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh thường gặp ở gà…

Với bản tính siêng năng, dám nghĩ, dám làm, chị Poòng Thị Luyến, khối 13, thị trấn Mường Chà (huyện Mường Chà) đã vươn lên thoát nghèo nhờ nuôi lợn.

Trận mưa lớn trên địa bàn huyện Tủa Chùa kéo dài từ ngày 13 - 14/8 gây ngập úng hơn 75ha lúa mùa tại các xã: Mường Báng, Mường Đun, Tủa Thàng, Xá Nhè. Mưa lũ làm 80m kênh của công trình thủy lợi xã Tủa Thàng bị nước cuốn trôi; một số điểm tuyến đường Mường Báng - Xá Nhè bị ách tắc cục bộ. Ngay sau khi xảy ra mưa lũ, huyện Tủa Chùa chỉ đạo đơn vị chức năng cử cán bộ kịp thời xuống địa bàn kiểm tra, thống kê thiệt hại, động viên nhân dân ổn định sản xuất; đảm bảo giao thông trên các tuyến bị ách tắc cục bộ. Ước tính, từ đầu tháng 8 tới nay, mưa lớn trên địa bàn huyện Tủa Chùa gây thiệt hại hơn 993 triệu đồng.

Trước đây, ở Tây Nguyên, cây hồ tiêu được người trồng trên các loại trụ “chết” như gỗ hoặc gạch, bê tông... Thời gian gần đây, nông dân đang chuyển dần sang các loại trụ “sống” như keo dậu, lồng mức, muồng đen…

Một vùa vải bội thu là niềm vui lớn với người dân các vùng trồng vải ở Lục Ngạn. Ngược lại “180 độ”, người dân vùng Yên Thế đang phải than ngắn, thở dài với những đàn “gà đồi Yên Thê”- thương hiệu mà cả chính quyền và nông dân cố công gây dựng mấy năm qua với nhiều kỳ vọng.