Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Lợn

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Lợn
Ngày đăng: 18/08/2014

Với bản tính siêng năng, dám nghĩ, dám làm, chị Poòng Thị Luyến, khối 13, thị trấn Mường Chà (huyện Mường Chà) đã vươn lên thoát nghèo nhờ nuôi lợn.

Chị Luyến cho biết: Trước đây, gia đình tôi ở thị xã Mường Lay, thu nhập chủ yếu dựa vào 2.000m2 nương chỉ trồng được 1 vụ lúa. Do sản xuất trên nương, năng suất thấp, thu hoạch chưa đến 4 tạ thóc, gia đình để lại một ít để sử dụng dần, số còn lại bán lấy tiền trang trải cuộc sống, vì vậy mọi chi phí sinh hoạt phải tằn tiện từng đồng.

Năm 1997, gia đình tôi chuyển về thị trấn Mường Chà. Không cam chịu đói nghèo, với số vốn ít ỏi giành dụm được, tôi đầu tư vào nuôi lợn. “Vạn sự khởi đầu nan”, khi mới bắt đầu chăn nuôi do tôi chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên lợn thường mắc dịch tả; có lứa nuôi 14 con thì chết tới 12 con.

Nhiều lúc nản lòng, nhưng cứ nghĩ đến cuộc sống nghèo khó “ăn bữa nay lo bữa mai”, vợ chồng tôi lại quyết tâm làm lại từ đầu. Nghĩ là làm, chị Luyến tiếp tục vay vốn, xây dựng chuồng trại kiên cố, chịu khó học hỏi kinh nghiệm qua sách báo, tivi, tham quan các hộ nuôi lợn hiệu quả trên địa bàn.

Ban đầu, vốn ít chị Luyến chăn nuôi với quy mô nhỏ 5 con/lứa. Nhờ thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng định kỳ, đàn lợn không mắc bệnh, lớn nhanh. Từ số tiền lãi bán lợn tích lũy dần, chị phát triển quy mô chăn nuôi, đến nay gia đình chị nuôi gần 40 con lợn thịt, mỗi năm cho xuất chuồng 2 lứa, mỗi lứa từ 1 - 1,2 tấn lợn thịt.

Cuối năm 2013, chị đầu tư xây hầm chứa biogas để xử lý toàn bộ chất thải từ lợn vừa đảm bảo vệ sinh môi trường lại tiết kiệm chi phí mua củi. Ngoài chăn nuôi lợn, chị Luyến còn nấu rượu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của bà con trong phố, nhằm tăng nguồn thu nhập.

Bỗng rượu được tận dụng làm thức ăn cho lợn. Mỗi năm, trừ chi phí gia đình chị thu lãi gần 60 triệu đồng, nhờ vậy cuộc sống ngày càng khấm khá. Ngôi nhà nhỏ trước đây giờ đã được thay bằng ngôi nhà sàn khang trang, rộng rãi; nhiều tiện nghi mới được sắm sửa, hai con của chị có điều kiện ăn học đàng hoàng.       

Là người phụ nữ năng động, tháo vát, không chỉ vươn lên làm giàu cho gia đình, chị Poòng Thị Luyến còn là hội viên tiêu biểu của Hội Nông dân huyện Mường Chà, thường xuyên giúp các hội viên xóa đói giảm nghèo. Năm 2011, chị Luyến được Hội Nông dân Việt Nam tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Hội và phong trào nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Thanh Niên Lập Nghiệp Với Nghề Nuôi Chim Cút Thanh Niên Lập Nghiệp Với Nghề Nuôi Chim Cút

Xuất thân từ một gia đình không mấy khá giả, sống chủ yếu bằng nghề làm thuê, nhưng với sự nỗ lực vươn lên, Huỳnh Ngọc Yến (sinh năm 1988, ngụ ấp An Hòa, xã An Hòa, Châu Thành) đã trở thành gương thanh niên làm kinh tế giỏi, với thu nhập ổn định từ nghề nuôi chim cút.

12/11/2014
Mô Hình Nuôi Gà Tiên Yên Sinh Sản Mô Hình Nuôi Gà Tiên Yên Sinh Sản

Đây là mô hình thuộc dự án Khuyến nông trung ương “Chăn nuôi gà sinh sản an toàn sinh học trong nông hộ”. Theo đánh giá của cán bộ khuyến nông và bà con nông dân, mô hình này cho hiệu quả kinh tế khá cao.

12/11/2014
Đáng Tiếc Cho Vụ Gừng Đầu Tiên Đáng Tiếc Cho Vụ Gừng Đầu Tiên

Cây gừng tại xã Đồng Chum được triển khai trồng thuộc tiểu hợp phần hỗ trợ sản xuất - kinh doanh của dự án giảm nghèo huyện Đà Bắc. Năm 2014 là năm đầu tiên cây gừng được trồng thí điểm tại xã Đồng Chum với tổng diện tích thực hiện 41,5 ha (đạt 100% kế hoạch). 264 hộ gia đình tham gia dự án chia thành 11 nhóm với tổng mức đầu tư 3,3 tỷ đồng; trong đó, dự án giảm nghèo hỗ trợ 1,9 tỷ đồng, người dân đóng góp 1,4 tỷ đồng.

12/11/2014
Sầu Riêng Nghịch Vụ, Giá Cao Sầu Riêng Nghịch Vụ, Giá Cao

Theo thông tin từ các nhà vườn trồng sầu riêng của các xã như: Ngũ Hiệp, Tam Bình, Long Trung... từ đầu tháng 11-2014 đến nay, nhiều thương lái tìm đến tận vườn đặt cọc, thu mua sầu riêng với giá trên dưới 90.000 đồng/kg đối với sầu riêng Ri-6 và Mong thong loại đẹp; loại xấu hơn cũng có giá bán từ 65.000 - 70.000 đồng/kg.

13/11/2014
Ma Lâm 202 - Giống Lúa Thỏa Lòng Nông Dân Ma Lâm 202 - Giống Lúa Thỏa Lòng Nông Dân

Vì thế, Trung tâm Giống cây trồng Bình Thuận cho ra đời giống lúa Ma Lâm 202 mang đầy đủ các tiêu chí trên và trồng 3 vụ/năm, thời gian sinh trưởng ngắn ngày (dưới 100 ngày). Đây là giống lúa làm thỏa lòng bà con nông dân các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, và gần đây không ngừng nhân rộng tại một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.

13/11/2014