Xin Sử Dụng Tạm Thời 150 Ha Mặt Nước Vịnh Vũng Rô Để Nuôi Thủy Sản

Ngày 2/11, ông Nguyễn Tài, Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa cho biết huyện vừa có tờ trình xin UBND tỉnh Phú Yên cho phép sử dụng tạm thời 150ha mặt nước ở phía đông vịnh Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, đoạn từ bãi Bàng đến bãi Nhãn để sắp xếp 7.229 lồng nuôi trồng thủy sản của 271 hộ dân và 1 doanh nghiệp trong tỉnh đang nuôi thủy sản ở khu vực Vũng Rô.
Việc nuôi thủy sản tạm thời có xây dựng quy chế vùng nuôi, có biện pháp và lộ trình về thời gian để quản lý các hộ nuôi chưa thu hoạch hết sản phẩm; người nuôi cam kết tự di dời lồng khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng mặt nước.
Trước đó, ngày 30/8, Văn phòng UBND tỉnh Phú Yên có thông báo kết luận của Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lê Văn Trúc yêu cầu Sở NN-PTNT tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND huyện Đông Hòa và các đơn vị liên quan rà soát số lượng lồng bè nuôi trồng thủy sản tại khu vực Vũng Rô, chốt lại số lượng cụ thể; tạm thời chấp nhận cho các doanh nghiệp và hộ gia đình nuôi thủy sản đến hết vụ nuôi và phải kết thúc trước tháng 10/2013.
Giải thích về vấn đề này, ông Nguyễn Tài nói, dù tỉnh đã chỉ đạo như vậy, nhưng đến nay vẫn còn khoảng 230 tấn hải sản của các hộ dân trong tỉnh nuôi tại đây chưa thu hoạch nên Ban Thường vụ Huyện ủy đã họp bàn và đưa ra phương án xin tỉnh cho sử dụng tạm thời 150ha mặt nước ở phía đông vịnh Vũng Rô để tiếp tục nuôi cho đến khi thu hoạch xong thì các hộ sẽ tự tháo dỡ hoặc di dời lồng bè đi nơi khác.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, diễn biến thời tiết bất lợi, dịch bệnh hoành hành đã khiến người nuôi trồng thủy sản ở thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) bị thiệt hại nặng nề.
Hiểu nỗi cơ cực của cái nghèo, tỉ phú nông dân Nguyễn Hữu Tá đã giúp đỡ hàng trăm hộ gia đình nghèo vươn lên thoát nghèo cũng chính từ nghề cá của mình nhờ cách thức “liên kết 4 nhà”.

Hàn Quốc đã trở thành quốc gia châu Á đầu tiên nuôi thành công cá hồi trong suốt cả năm, điều này không những có thể giúp đất nước này giảm nhập khẩu mà còn có thể xuất khẩu sang nước khác.

Được đánh giá là một trong những tỉnh miền núi có nhiều thế mạnh để phát triển thủy sản nhất là trên diện tích mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La và Hòa Bình, những năm qua, tỷ trọng về thủy sản trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Sơn La tăng lên.

Thông thường vào những tháng cuối năm, giá tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra nguyên liệu tăng giá do vào cuối vụ nuôi và nhu cầu nguyên liệu chế biến phục vụ thị trường xuất khẩu dịp Noel, tết Dương lịch tăng.