Phát Triển Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Tại Chư Jút Vai Trò Quan Trọng Của Công Tác Khuyến Nông

Thời gian gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Đắk D’rông đã có thu nhập cao từ việc đưa giống đậu nành DT 26 mà Trạm Khuyến nông huyện giới thiệu.
Gia đình bà Nông Thị Liên, ở thôn 16 là một trong số các hộ đã trồng đậu nành giống DT26 cho biết: “Giống đậu nành DT26 có khả năng kháng bệnh cao, đạt năng suất vượt trội hơn so với các giống truyền thống từ 70 đến 80 kg/sào. Hiện tại, với 8 sào đậu nành giống DT26, mỗi vụ gia đình tôi thu được trên 2,5 tấn, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 25 triệu đồng”.
Cùng với việc đưa giống đậu nành, các giống lúa, ngô lai, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao cũng được Trạm Khuyến nông giới thiệu cho bà con đưa vào sản xuất. Nếu như những năm trước đây, mỗi vụ thu hoạch, hơn 4 sào lúa của gia đình bà Nguyễn Thị Thắng, ở thôn 3, xã Trúc Sơn chỉ đạt hơn 3,2 tạ /sào thì vụ mùa vừa qua, năng suất và sản lượng lúa đã tăng hơn 2,5 lần.
Theo bà Thắng thì sở dĩ có được kết quả cao như vậy là do vụ mùa vừa rồi, gia đình đã gieo cấy bằng giống lúa lai Nghi hương 2308 do Trạm Khuyến nông giới thiệu. Cùng với đó, được tham gia các buổi tập huấn, bà đã áp dụng nhiều kỹ thuật vào việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nên hầu hết diện tích lúa của gia đình phát triển rất tốt, đạt năng suất cao.
Ngoài những giống cây trồng mới thì nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến đã được đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện không ngừng giới thiệu đến bà con, từ đó, áp dụng vào sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như kỹ thuật sản xuất rau an toàn, trồng hoa; kỹ thuật “trẻ hóa” cà phê; kỹ thuật nuôi cá lồng trên sông Sêrêpốk; kỹ thuật nuôi, nhốt động vật hoang dã…
Theo Huyện ủy Chư Jút thì xác định khuyến nông có vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên địa phương đã chỉ đạo tăng cường công tác này, thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.
Hệ thống khuyến nông trên địa bàn đã tích cực tổ chức các chương trình tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng các mô hình theo hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp của địa phương.
Qua 3 năm triển khai Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thông qua hoạt động khuyến nông, huyện đã tổ chức được 72 lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất thâm canh cây trồng, thu hút hơn 1.500 lượt hộ nông dân.
Toàn huyện đã xây dựng 22 mô hình trình diễn kỹ thuật thâm canh giống cây trồng, vật nuôi mới, gắn với 23 cuộc hội thảo đầu bờ, với gần 3.000 lượt nông dân tham gia.
Việc đưa nhiều giống lúa, ngô lai, đậu nành vào sản xuất, cũng như áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật tiên tiến, năng suất ngô đã tăng từ 6,5 đến 9 tấn/ha và lúa tăng từ 5,8 tấn lên 8 tấn/ha, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 13,8%/năm, giá trị sản xuất bình quân đạt 45 triệu đồng/ha đất canh tác.
Có thể bạn quan tâm

Ổi là loại trái cây thơm, dòn, có vị chua ngọt được thị trường ưa chuộng bởi có giá trị dinh dưỡng và phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người. Ngày nay, giá trị của loại trái cây này góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế gia đình của nhiều nông dân ở địa phương. Tiêu biểu là mô hình trồng bưởi da xanh xen ổi ruột hồng của anh Nguyễn Văn Hồng ở ấp 1, xã Phú Nhuận, thành phố Bến Tre.

Nên bón lót lân nung chảy (Ninh Bình, Văn Điển) để ém phèn ngay từ đầu và cung cấp lân cho cây lúa HT phát triển tốt. Lượng bón từ 200-400kg/ha tùy độ phèn của đất. Nên xử lý hạt giống bằng K-Humate (1/2 lít cho 100kg giống) làm tăng sức nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm, tăng sức sống hạt giống (sử dụng loại có hàm lượng K-Humate cao như Vina Super Humate của Hoa Kỳ).

Rắn mối là động vật sống hoang giả, để nuôi loại động vật này, người nuôi phải am hiểu về tập tính sống của chúng- đó là lời tâm sự của anh Dương Tấn Lạc ở ấp Phú Lợi, xã Bình Phú, thành phố Bến Tre.

Từ bài viết về “Nuôi cá bống tượng mùa lũ” (Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam, 12/10/2011), mô hình nuôi cá bống tượng lồng bè của anh Sáu Công (xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành) đã mang lại lợi nhuận nhất định. Tuy nhiên vẫn có nhiều hộ trong vùng đã không thể tiếp tục nuôi loài cá này vì thua lỗ, mặc dù giá cá loại 1 dao động từ 350.000 - 450.000đ/kg, rất hấp dẫn (thương lái thu mua tại hộ nuôi). Đã nhiều bài viết về kỹ thuật nuôi cá bống tượng trong ao, lồng, bè, bể.., Nhưng mấu chốt về kỹ thuật, chính là con giống và và biện pháp thuần dưỡng.

Những ngày gần đây, nhiều nông dân trồng cà phê ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) đã bước vào vụ hái cà phê, sớm hơn gần tháng so với mọi năm. Năm nay do nhiều nguyên nhân dẫn tới cà phê chín sớm, khiến nhiều chủ vườn khổ vì hái cà phê trong khi thời tiết đang mưa nhiều.