Xây dựng nông thôn mới: Dân và doanh nghiệp góp 40% vốn

Doanh nghiệp sát cánh cùng địa phương
Ông Lê Văn Hùng – Chủ tịch UBND xã Duy Hòa cho biết, sau 5 năm triển khai chương trình xây dựng NTM, Duy Hòa đã huy động được hơn 100 tỷ đồng cho xây dựng NTM, trong đó vốn ngân sách chiếm hơn 50%, còn lại nhân dân đóng góp trên 31 tỷ đồng, doanh nghiệp gần 12,5 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp sản xuất gạch tuynel đóng trên địa bàn xã Duy Hòa đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động, với mức thu nhập ổn định.
Một trong những doanh nghiệp có đóng góp lớn và đi đầu trong phong trào này là Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Phan Ngọc Anh.
Mỗi năm, công ty hỗ trợ cho địa phương hàng tỷ đồng để làm đường bê tông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa thôn, hỗ trợ bò giống cho người nghèo, xây dựng nhà đại đoàn kết, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng…
Trò chuyện cùng phóng viên, ông Phan Ngọc Anh - Giám đốc công ty cho biết:
“Quan điểm xuyên suốt của công ty từ trước đến nay là chia sẻ, có trách nhiệm với cộng đồng xã hội, vì vậy việc hỗ trợ và tích cực tham gia phong trào xây dựng NTM là trách nhiệm, là cái tâm của doanh nghiệp, góp phần xây dựng quê hương Duy Hòa ngày càng văn minh, hiện đại”.
Đời sống sung túc hơn
"Mục tiêu lớn nhất của xây dựng NTM là người dân phải có đời sống cao và sung túc.
Vì thế, ngoài chú trọng đầu tư hạ tầng cơ sở, các công trình phúc lợi phục vụ đời sống dân sinh, những năm qua, Duy Hòa đã tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân”. Ông Lê Văn Hùng - Chủ
Ông Lê Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Duy Hòa chia sẻ: “Chúng tôi xác định mục tiêu lớn nhất của xây dựng NTM là người dân phải có đời sống cao và sung túc.
Vì thế, ngoài việc chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng để phục vụ đời sống dân sinh, Duy Hòa đã đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động...
Trong 5 năm qua, xã đã dồn điền đổi thửa trên 158ha, cứng hóa 12km giao thông nội đồng, trên 10km kênh mương, xây dựng vùng sản xuất chuyên canh sản xuất lúa giống, hoa màu…
Những giải pháp này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Cùng với đó, Duy Hòa cũng tạo mọi điều kiện để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp, dịch vụ, làng nghề (mây tre đan, dệt thủ công, chổi đót...), góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên lên 92%.
“Vào thời điểm được huyện Duy Xuyên chọn làm xã điểm về xây dựng NTM, Duy Hòa mới đạt 3 tiêu chí, nhưng đến nay xã đã đạt 19/19 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người trên 24 triệu đồng/năm” – ông Hùng tự hào nói.
Có thể bạn quan tâm

Xã An Nông (Tịnh Biên - An Giang) chuyển đổi phương pháp nuôi bò, thay vì làm theo cách tập quán, nhiều nông dân mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nuôi vỗ béo và bán bò thịt. Mô hình mang lại hiệu quả nhiều mặt, giảm chi phí, công sức lao động và đảm bảo môi trường chăn thả, vừa cho lợi nhuận kinh tế cao.

Ngày 18/8/2014, công ty Bayer Việt Nam, Nhánh Thuốc Thú y và Thủy sản đã tổ chức chương trình “Cảm ơn Cha Mẹ” tại Sóc Trăng.

Trước thông tin một số hộ nông dân cho rằng mùa thắp đèn thanh long này sẽ gặp khó khăn. Lãnh đạo Công ty Điện lực Bình Thuận khẳng định mọi chính sách về điện đối với bà con trồng thanh long không có gì thay đổi so với năm trước.

Theo Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện, xã Nghĩa Hương vừa được UBND thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn NTM tháng 4-2014. Trong năm nay, huyện phấn đấu thêm bốn xã: Sài Sơn, Phượng Cách, Thạch Thán, Phú Cát cán đích. Các xã còn lại đều thuộc nhóm khá đạt từ 9 đến 13 tiêu chí (TC).

Theo ước tính ban đầu của ngành chức năng, đến hết ngày 20/8 trên địa bàn huyện đã có khoảng gần 1.000 tấn ngao sắp thu hoạch bị chết, thiệt hại về kinh tế lên đến hàng tỷ đồng.