Người Đảng Viên Làm Kinh Tế Giỏi

Được sự giới thiệu của Đảng ủy xã Ẳng Cang chúng tôi đến thăm gia đình ông Lò Văn Muôn, bản Hua Ná, xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng. Ông Muôn không chỉ là đảng viên năng động, nhiệt tình trong công việc mà còn là người tiên phong, gương mẫu trong phát triển kinh tế - xã hội…
Ông Lò Văn Muôn sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Ẳng Cang, từng tham gia quân đội chiến đấu tình nguyện bên nước bạn Lào. Năm 1974 sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự ông trở về quê hương lập nghiệp.
Trong điều kiện khó khăn, năm 1985, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển kinh tế, ông mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp mua 3 con bò sinh sản. Sau nhiều lần thất bại, tự rút kinh nghiệm ông đã tìm tòi, học hỏi nhiều phương pháp mới để chăm sóc, phát triển số lượng đàn bò lên 15 con. Tiền tích lũy từ bán bò, ông đầu tư xây dựng chuồng trại phát triển chăn nuôi.
Hiện nay, gia đình ông nuôi 6 con trâu phục vụ sản xuất nông nghiệp, 8 con lợn sinh sản và hàng trăm con gia cầm các loại.
Bên cạnh đó, gia đình ông còn khoanh nuôi trồng mới 2ha rừng, trồng 4.000m2 ruộng 2 vụ; đào 1.000m2 ao cá và 400m2 vườn rau xanh. Mỗi năm trừ chi phí gia đình ông thu nhập trên 150 triệu đồng. Với nguồn thu nhập từ trồng rừng, chăn nuôi... gia đình ông đã mua được ô tô tải chở hàng phục vụ người dân trong bản cũng như vùng lân cận; xây dựng ngôi nhà sàn rộng, khang trang với đầy đủ vật dụng trong gia đình.
Không chỉ sản xuất giỏi, ông Muôn luôn gương mẫu thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, vận động người dân trong bản mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ gia đình khó khăn trong bản từng bước phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống.
Đồng thời, với vai trò Trưởng ban công tác mặt trận bản Hua Ná và đại biểu HĐND xã, ông thường xuyên xuống từng hộ gia đình thăm hỏi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, kết hợp tuyên truyền vận động người dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn...
Với tinh thần, trách nhiệm hết lòng vì công việc, ông Lò Văn Muôn được huyện, xã tặng nhiều giấy khen; nhưng với ông phần thưởng cao quý nhất là sự đoàn kết, gắn bó của người dân bản Hua Ná trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng bản làng khang trang, giàu đẹp.
Có thể bạn quan tâm

Trước đó, vào tháng 11/2013, ông Giàng Seo Sì (dân tộc Mông, ở thôn Nàng Cảng, xã Si Ma Cai) đã đầu tư trồng 0,9 ha cây tam thất tại thôn Hòa Sử Pan, xã Sán Chải, trở thành người đầu tiên ở Si Ma Cai trồng loại cây này với quy mô lớn, tập trung. Cây tam thất sẽ cho thu hoạch sau 3 năm trồng và theo ước tính của ông Sì, mỗi ha cho lãi không dưới 1 tỷ đồng.

Cây trôm là một phát hiện thú vị của huyện Tuy Phong (Bình Thuận), một minh chứng cho nỗ lực biến khó khăn, thách thức thành lợi thế của người nông dân ở vùng đất khô hạn nhất nước này.

Sau trận lũ muộn mới đây, nông dân các xã Phú Mậu, Phú Thanh (Phú Vang), Quảng Thọ, Quảng Thành, Sịa (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế)... đã tập trung khôi phục, tẩy rửa lớp bùn non phủ trên những luống rau. Những vườn rau cải, xà lách, hành ngò... nhờ vậy mà nay đã phủ một màu xanh non mơn mởn. Vùng nông thôn những ngày này có nhiều chuyến xe chở rau đến các chợ vùng ven đô, hay trung tâm thành phố Huế để bán.

Giá cao là do thời điểm này chỉ có những rẫy dưa nằm trong đê bao khép kín được người dân xuống giống sớm mới có trái thu hoạch nên nguồn cung còn hạn chế. Với giá hiện tại, nông dân sẽ có lợi nhuận khoảng 12 triệu đồng/công.

Cũng theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), diện tích ngô đạt khoảng 1,21 triệu ha, tăng 38.000 ha và sản lượng khoảng 5,45 triệu tấn, tăng 4,8%. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 50,5 triệu tấn, tăng 1,2 triệu tấn so với năm 2013.