Xây Dựng Mô Hình Nuôi Bồ Câu Pháp Theo Hình Thức Công Nghiệp

Dự kiến, mô hình này sẽ được triển khai thực hiện tại địa bàn thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương. Hiện tại, UBND huyện Lạc Dương đã thành lập Hội đồng Xét duyệt đề cương đề tài “Xây dựng mô hình nuôi bồ câu Pháp theo hình thức công nghiệp tại thị trấn Lạc Dương” gồm 7 thành viên.
Theo đó, Hội đồng này có trách nhiệm đóng góp ý kiến vào việc xây dựng đề cương chi tiết thực hiện đề tài, bổ sung hoặc sửa đổi những chi tiết liên quan đến mục tiêu của đề cương trong đề tài và chịu trách nhiệm về ý kiến tư vấn của mình.
Qua khảo sát, đề tài thể hiện các nội dung: Bồ câu Pháp là vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của nhiều vùng trong tỉnh Lâm Đồng; trong đó có thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương. Bồ câu giống Pháp sau khi mua về khoảng 5 - 6 tháng là có thể đẻ trứng; đây là loài bồ câu đẻ trứng quanh năm; mỗi một năm, một cặp bồ câu giống Pháp có thể đẻ từ 8 - 9 lứa; mỗi cặp bồ câu bố mẹ có thể sinh sản từ 5 - 7 năm.
Hiện giá của chim bồ câu Pháp khoảng 100.000 đồng/cặp chim thịt; bồ câu giống khoảng 300.000 - 350.000 đồng/cặp 2 tháng tuổi.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ đáp ứng nhu cầu nuôi cá nước ngọt ngày một phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh, sản xuất giống thủy sản nước ngọt tại Quảng Nam còn cung ứng cho thị trường trong nước, đặc biệt là xuất khẩu.

Tại chợ Chắc Cà Đao (thị trấn An Châu, Châu Thành - An Giang) các tiểu thương bán cá rô đồng dính lưới 3 phân (cỡ khoảng 2 ngón tay/con), với giá 100.000 đồng/kg. Đây là loại cá rô được dân nghèo giăng lưới đánh bắt trong mùa nước nổi.

Nuôi cá rô đầu vuông là một trong những mô hình kinh tế mới của xã vùng cao Quảng Lợi (Đầm Hà, Quảng Ninh), thời gian qua với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quảng Ninh, Đoàn Thanh niên và Hội nghề cá huyện Đầm Hà, mô hình nuôi (bán thâm canh) cá rô đầu vuông thương phẩm đã được thực hiện thành công, mang hiệu quả kinh tế cao.

Vài năm trở lại đây, nhiều hộ nuôi tôm ở Lấp Vò (Đồng Tháp) lâm vào tình trạng thua lỗ hoặc lợi nhuận thấp do thời tiết diễn biến bất thường, nguồn tôm giống bị thoái hóa.

Đó là anh Nguyễn Mộng Hùng, ở thôn Trà Sơn, xã Tây An (huyện Tây Sơn - Bình Định). Từ hoàn cảnh kinh tế khó khăn, anh Hùng đã vươn lên thoát nghèo nhờ nuôi gà. Trang trại của anh có diện tích 1 ha, nuôi trên 4.000 con gà, cùng hệ thống lò ấp. Anh Hùng nuôi gà theo kiểu bán công nghiệp, vừa nuôi chuồng vừa nuôi thả. Hệ thống chuồng nuôi được xây dựng quy mô, bài bản, có hệ thống chiếu sáng và cung cấp nước tự động, luôn duy trì nhiệt độ phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế dịch bệnh cho gà.