Xây Dựng Mô Hình Công Nghệ Chế Biến Phụ Phẩm Nông Nghiệp Làm Thức Ăn Cho Bò

Ngày 9.9, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Ban quản lý dự án cạnh tranh nông nghiệp (BQL DA CTNN) tỉnh Bình Định phối hợp với đơn vị tư vấn là Bộ môn chăn nuôi chuyên khoa (Trường Đại học Nông Lâm Huế) tổ chức hội thảo tổng kết chủ đề xây dựng mô hình và chuyển giao công nghệ chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi bò. Đây là một trong những hoạt động của DA CTNN do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
Mô hình được thực hiện từ cuối năm 2012 tại xã Tây Thuận, Tây Giang (Tây Sơn); Nhơn Khánh, Nhơn Lộc (thị xã An Nhơn) với 80 hộ trực tiếp tham gia. Đơn vị tư vấn đã khảo sát tình hình chăn nuôi và việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi của nông dân tại các địa phương; hướng dẫn và hỗ trợ vật liệu cho nông dân xây dựng 80 hố ủ; sử dụng ngọn lá mía, thân và ngọn cây mì, rơm khô ủ yếm khí với urê, cám gạo, bột sắn, muối với tỉ lệ và thời gian phù hợp.
Kết quả cho thấy, các loại thức ăn trên đã tăng giá trị dinh dưỡng, vật nuôi ăn nhiều và tăng trọng nhanh hơn. Đây là cơ sở để Sở NN-PTNT xem xét, phê duyệt quy trình chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi bò để phổ biến, chuyển giao cho người chăn nuôi áp dụng.
Có thể bạn quan tâm

Ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng gạo mềm, vị đậm… là những đánh giá chung của các đại biểu về giống lúa M1-NĐ.

Rầy nâu là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm trong vụ mùa. Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội (Sở NN- PTNT Hà Nội) xin giới thiệu đặc tính sinh học và biện pháp phòng trừ.

Ông Hà Văn Nhân, tác giả của N25 cho biết, đây là giống ngắn ngày, chịu thâm canh cao, cứng cây.

Trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh Bình Định chọn ngô là cây trồng chủ lực, chỉ đứng sau cây lúa.

Ngô phân bố rộng trên phạm vi toàn quốc, tùy theo điều kiện khí hậu mà thời vụ gieo trồng ngô khác nhau ở các vùng song chủ yếu có các vụ chính là đông xuân, xuân hè và thu đông.